Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan Nhànước ghi nhận sự tồn tại của doanh nghiệp. Muốn đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động,trước hết chủ doanh nghiệp cần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thôngqua thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Vậy thủ tục đăng ký doanh nghiệp năm 2021 nhưthế nào? Hãy cùng Khánh An tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuật ngữ đăng ký doanhnghiệp không được định nghĩa riêng trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên căn cứvào Luật Doanh nghiệp 2020, có thể hiểu: Đăng ký doanh nghiệp là việc ngườithành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ thành lập doanh nghiệptheo quy định của pháp luật cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng kýkinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy chứng nhận đăngký doanh nghiệp.
Trên thực tế, chúng tacũng hay gọi đăng ký doanh nghiệp với các tên khác như: Đăng ký kinh doanh,thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập công ty.
Căn cứ quy định tại LuậtDoanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệptại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
(1) Cơ quan nhà nước,đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanhnghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
(2) Cán bộ, công chức,viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
(3) Sĩ quan, hạ sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp,công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừngười được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tạidoanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
(4) Cán bộ lãnh đạo,quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định (trừ người được cửlàm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệpkhác);
(5) Người chưa thànhniên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vidân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tưcách pháp nhân;
(6) Người đang bị truycứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấphành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắtbuộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định, các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chốngtham nhũng;
(Trường hợp Cơ quanđăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộpPhiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh).
(7) Tổ chức là pháp nhânthương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất địnhtheo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tùy thuộc vào loại hình doanhnghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng kýbao gồm các loại giấy tờ tương ứng như trên.
Người thành lập doanhnghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơđăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phươngthức sau đây:
– Trực tiếp tại Cơquan đăng ký kinh doanh;
– Qua dịch vụ bưuchính;
– Qua mạng thông tin điệntử.
Trong thời hạn 03 ngàylàm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xemxét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trườnghợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nộidung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
Trường hợp từ chối đăngký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệpvà nêu rõ lý do.
– Giấy đề nghị đăng kýdoanh nghiệp.
– Bản sao giấy tờ pháplý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Giấy đề nghị đăng kýdoanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thànhviên.
– Bản sao giấy tờ pháplý của cá nhân đối với thành viên.
– Bản sao Giấy chứng nhậnđăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
– Giấy đề nghị đăng kýdoanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thànhviên.
– Bản sao các giấy tờsau đây:
+ Giấy tờ pháp lý củacá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý củatổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viênlà tổ chức.
Đối với thành viên làtổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháphóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăngký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
– Giấy đề nghị đăng kýdoanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách cổ đôngsáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
– Bản sao các giấy tờsau đây:
+ Giấy tờ pháp lý củacá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cánhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý củatổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đôngsáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổchức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóalãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăngký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Khánh An vừa cùng bạnđọc tìm hiểu Thủ tục đăng ký doanh nghiệp năm 2021. Mong rằng bài viết sẽ cungcấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Hiểu biết pháp luật ngàynay không chỉ cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn quan trọngvới tất cả mọi người. Bạn đọc đừng quên theo dõi Khánh An mỗi ngày để nângcao kiến thức pháp lý và chủ động bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Nếu có bấtcứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu đăng ký doanh nghiệp, đừng ngại liên hệ vớiKhánh An để được tư vấn trực tiếp.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/