Điều khoản về sự kiện bất khả kháng là một trong những điều khoản quan
trọng trong hợp đồng thương mại. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ thế nào là
sự kiện bất khả kháng, trách nhiệm pháp lý khi xảy ra trường hợp bất khả kháng.
Trong bài viết này, Khánh An sẽ cùng bạn tìm hiểu về Sự kiện bất khả kháng
trong hợp đồng thương mại.
Định nghĩa về sự kiện bất
khả kháng chỉ được quy định chung trong "Bộ luật dân sự năm 2015”. Theo khoản 1
Điều 156 Bộ luật dân sự 2015:
"Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể
lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dung mọi biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép”.
Từ định nghĩa trên, có
thể xác định một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều
kiện sau:
Thứ nhất, đó là những sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là
sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm
hợp đồng. Ví dụ: Sự kiện bão, lũ, động đất, sóng thần...
Thứ hai, hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm
giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra
hành vi vi phạm.
Thứ ba, hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện thì một sự kiện mới có thể được xem là bất khả kháng
Luật thương mại 2005 quy
định về sự kiện bất khả kháng ở các điều:
- Điều 294: Các trường hợp
miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm;
- Điều 295: Thông báo và
xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm;
- Điều 296: Kéo dài thời
hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng.
Theo đó, bên vi phạm hợp
đồng được miễn trách nhiệm khi hành vi vi phạm xảy ra do sự kiện bất khả
kháng. Miễn trách nhiệm nghĩa là bên bi phạm hợp đồng sẽ không phải chịu bất cứ
hậu quả nào (phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, …) của hành vi vi phạm xảy ra
do sự kiến bất khả kháng.
Tuy nhiên, bên vi phạm hợp
đồng muốn được miễn trách nhiệm thì cần thông báo và xác nhận trường hợp miễn
trách nhiệm như sau:
- Bên vi phạm hợp đồng
phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm
và những hậu quả có thể xảy ra.
- Khi trường hợp miễn
trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết;
nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì
phải bồi thường thiệt hại.
- Bên vi phạm có nghĩa vụ
chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.
Như vậy, bên vi phạm phải
có sự thông báo ngay cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm trong một khoảng
thời gian thích hợp, nếu không thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh đó, nghĩa vụ chứng minh sự kiện bất khả kháng phụ thuộc vào bên vi phạm.
Nếu các bên thống nhất được
hành vi vi phạm xảy ra là do sự kiện bất khả kháng, ngoài việc miễn trách nhiệm
cho bên vi phạm, các bên còn có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng. Nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được
thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời
gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu
quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn luật định.
Việc miễn trừ trách nhiệm
do điều kiện bất khả kháng là một trong những điều kiện có lợi cho bên vi phạm,
chính vì vậy nếu không quy định cụ thể, chặt chẽ về điều khoản bất khả kháng,
các bên rất có khả năng lợi dụng điều khoản này cho hành vi không thiện chí thực
hiện hợp đồng của mình.
Nếu chỉ dựa vào khái niệm
trong quy định pháp luật để áp dụng thì rất khó xác định sự kiện bất khả kháng,
vì vậy các bên nên thỏa thuận về điều khoản bất khả kháng với nội dung:
- Định nghĩa về điều khoản
bất khả kháng: Nên cụ thể các trường hợp được coi là bất khả kháng trong điều
kiện/hoàn cảnh của hai bên.
Ngoài ra các hiện tượng
thiên nhiên và xã hội như: mưa, lũ, hỏa hoạn, bão, chiến tranh, đảo chính, đình
công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ…các bên có thể thỏa thuận những
sự kiện như: thiếu nhiên liệu, mất điện, lỗi mạng...là sự kiện bất khả kháng để
miễn trách nhiệm khi vi phạm.
- Cách xử lý những thiệt
hại do gặp phải sự kiện bất khả kháng.
Ví dụ: Bên vi phạm có
Nghĩa vụ thông báo ngay hoặc trong thời hạn … ngày cho bên bị vi phạm bằng văn
bản/thư điện tử; Các bên cần áp dụng tất cả các biện pháp có thể để hạn chế thiệt
hại gia tăng cho cả hai bên với tinh thần thiện chí, cùng hợp tác để giảm thiểu
tối đa mức độ vi phạm hợp đồng và thiệt hại cho bên bị vi phạm…
- Nghĩa vụ thông báo cho
bên bị thiệt hại của bên vi phạm, nghĩa vụ bồi thường, giảm trừ/miễn trách nhiệm
trong trường hợp bất khả kháng.
Ví dụ: Trường hợp một
bên vi phạm do gặp phải sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm có thể được miễn
trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm thanh toán chi phí phạt vi phạm, hoặc giảm
chi phí bồi thường/phạt vi phạm.
Khánh An vừa cùng bạn đọc
Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại. Mong rằng bài viết đã cung cấp
những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.
Hiểu biết pháp luật ngày
nay không chỉ cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn quan trọng
với tất cả mọi người. Bạn đọc đừng quên theo dõi Khánh An mỗi ngày để nâng cao
kiến thức pháp lý và chủ động bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Nếu có bất cứ
vướng mắc nào hoặc có nhu cầu soạn thảo hợp đồng, đừng ngại liên hệ với Khánh
An để được tư vấn trực tiếp.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821
hoặc 096.987.7894
Email:
info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/