Hợp
đồng thương mại thường có giá trị rất lớn và vô cùng phổ biến trong đời sống hàng
ngày. Các thương nhân cần nắm vững các nội dung cần thiết khi tiến hành soạn thảo
để cho ra đời một hợp đồng thương mại đảm bảo nhất về mặt pháp lý và tránh được
những rủi ro không đáng có. Hãy cùng Khánh An tìm hiểu những nội dung cần
thiết trong một Hợp đồng thương mại trong bài viết dưới đây.
Hợp đồng thương mại là hợp đồng
phát sinh trong hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Khoản 1 Điều 3 Luật
Thương mại 2005).
Nội dung của hợp đồng
nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng là tổng hợp các điều khoản mà các
bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản này xác định những
quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên giao kết.
Căn cứ vào nội dung cơ bản
của hợp đồng nói chung quy định tại Điều 398 Bộ luật dân sự 2015, có thể thấy
những nội dung cần thiết trong một hợp đồng thương mại bao gồm:
Căn cứ pháp luật trong được ghi
nhận trong hợp đồng là cơ sở để hai bên căn chiếu, điều chỉnh và thỏa thuận phù
hợp với quy định pháp luật. Chính vì vậy, cần xác định rõ các văn bản quy phạm
còn hay đã hết hiệu lực, từ đó xác định các thỏa thuận có phù hợp với quy định
đó hay không?
Điều khoản định nghĩa
là sự thống nhất cách hiểu về các thuật ngữ, từ viết tắt, nội dung được đề cập
trong hợp đồng để các bên đạt đến sự rõ ràng nhất định, tránh rủi ro trong vấn
đề tranh chấp hợp đồng do cách hiểu khác nhau.
Trong những hợp đồng
mang tính chất chuyên ngành, có những thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu hoặc dễ
gây nhầm lẫn nếu không được được giải thích rõ ràng mà pháp luật chuyên ngành
không giải thích hoặc do sự khác biệt văn hóa, vùng miền thì điều khoản định
nghĩa là rất cần thiết, đặc biệt đối với các hợp đồng ngoại thương, hợp đồng
giám sát xây dựng, hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Đối tượng của hợp đồng
thương mại có thể là hàng hoá hoặc dịch vụ. Đối với hợp đồng thương mại có đối
tượng là dịch vụ, đối tượng của hợp đồng cần chỉ rõ cách thức thực hiện, quá
trình thực hiện, trình độ chuyên môn của người cung cấp dịch vụ, kết quả công
việc, tiêu chuẩn chất lượng của dịch vụ (nếu có).
Đối với hợp đồng thương
mại có đối tượng là hàng hoá, đối tượng của hợp đồng cần nêu rõ: tên hàng hóa,
các thông số kỹ thuật của hàng hóa, miêu tả hàng hóa, giá trị hàng hóa, chất lượng
hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo một hệ thống
nhất định của nước sở tại hoặc thế giới...
Điều khoản số lượng
hàng hóa rất quan trọng trong hợp đồng thương mại có đối tượng là hàng hoá. Thể
hiện qua đơn vị tính, số lượng, thậm chí cả phương pháp xác định số lượng.
Đặc biệt trong các hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, cần xác định rõ số lượng và cách thức xác định số lượng,
độ dung sai, đơn vị đo lường bởi lý do hệ thống đo lường của các quốc gia có sự
khác biệt, thậm chí nhiều hàng hóa có sự thay đổi đặc trưng, số lượng, thể tích
do sự thay đổi thời tiết, các yếu tố khách quan.
Trong điều khoản giá cả
thì tối thiểu cần đề cập các nội dung: đơn giá, tổng giá trị (bằng chữ và bằng
tiền), đồng tiền thanh toán.
Đơn giá có thể xác định
giá cố định hoặc nếu không có giá cố định thì phải đưa ra cách xác định giá cả
một cách thống nhất (nội dung này thường phụ thuộc vào thời hạn thực hiện hợp đồng
và tính ổn định của hàng hóa trên thị trường).
Nếu đơn giá không có giá cố định thì phải đưa ra cách xác định giá cả một cách thống nhất
Điều 300 Luật thương mại
2005 định nghĩa: "Phạt vi phạm là việc
bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng
nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệmquy định tại
Điều 294 của Luật này.”
Trách nhiệm nộp phạt vi
phạm chỉ phát sinh khi các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng (Điều
307 Luật thương mại 2005). Bên cạnh đó, điều khoản phạt vi phạm phải tuân thủ về
mức phạt vi phạm được quy định tại Điều 301: "Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với
nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”.
Đối với trường hợp lựa
chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp, Tòa án sẽ xác định pháp luật tố tụng và
pháp luật nội dung để giải quyết tranh chấp.
Đối với trường hợp lựa
chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp, các bên có thể lựa chọn pháp luật tố tụng
và pháp luật nội dung để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, khi giao kết hợp đồng
các bên trước hết cần ghi đầy đủ, chính xác thông tin về trung tâm trọng tài,
hoặc theo quy định về điều khoản giải quyết tranh chấp do trung tâm trọng tài
quy định, bởi vì điều khoản trọng tài rất có khả năng bị vô hiệu nếu không tuân
thủ các quy định pháp luật trọng tài.
Các bên có thể lựa chọn Toà án hoặc Trọng tài để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
Khánh An Law vừa cùng
bạn đọc làm rõ những nội dung cần thiết trong một Hợp đồng thương mại. Mong rằng
bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Hiểu biết pháp luật
ngày nay không chỉ cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn
quan trọng với tất cả mọi người. Bạn đọc đừng quên theo dõi Khánh An mỗi
ngày để nâng cao kiến thức pháp lý và chủ động bảo vệ tốt nhất quyền lợi của
mình. Nếu có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu thành lập công ty, đừng ngại
liên hệ với Khánh An để được tư vấn trực tiếp.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821
hoặc 096.987.7894
Email:
info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/