Căn cứ pháp lý:
-
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả 2010
-
Nghị định 21/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả
-
Quyết định 04/2017/QĐ-TTg Quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng
lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện
-
Thông tư 36/2016/TT-BTC
Quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng
thuộc phạm vi quản lý của bộ công thương
Nhãn năng lượng là
gì?
Dán nhãn năng
lượnglà việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị
nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.
Nhãn năng lượng bao gồm hai loại
sau:
|
|
(Nhãn dán so sánh)
|
(Nhãn dán xác nhận)
|
Nhãn so sánh là nhãn cung cấp
thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng
lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng
loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm
năng lượng.
Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận
phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện,
thiết bị khác cùng loại
Dán nhãn năng lượng
có bắt buộc?
Việc dán nhãn năng lượng chỉ áp dụng đối với một số nhóm
hàng mà không phải là bắt buộc đối với tất cả hàng hóa có tiêu thụ năng lượng.
Mặt khác, trong chính mỗi nhóm hàng thuộc danh mục phải
dán nhãn năng lượng, việc bắt buộc dán nhãn cũng được thực hiện theo lộ trình
nhất định.
Căn cứ theo Điều 1 Quyết
định 04/2017/QĐ-TTg quy định về danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn
năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Các phương tiện, thiết bị được
chia làm 4 nhóm:
-
Nhóm
thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn
lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy
giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED,
bình đun nước nóng có dự trữ.
-
Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy
phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách
tay.
-
Nhóm
thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
-
Nhóm phương tiện
giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.
Quy trình dán nhãn năng lượng
Bước 1. Thử nghiệm mẫu
Căn cứ tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng tương ứng với mặt hàng,
doanh nghiệp xác định hàng hóa có thuộc diện phải thử nghiệm hiệu suất hay
không. Nếu có, doanh
nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị và số lượng cũng như phương pháp lấy mẫu
thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ công thương và gửi tới
tổ chức được Bộ Công thương chỉ định để thử nghiệm theo tiêu chuẩn tương ứng để
được cấp phiếu kết quả thử nghiệm.
Bước 2. Lập hồ sơ
Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh
nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó thực hiện thủ tục xin cấp
Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị.
Thành phần hồ sơ:
Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường,
doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ
đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
1. Giấy công bố dán nhãn năng
lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh
nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1 ban
hành kèm Thông tư 36/2016/TT-BCT.
2. Kết quả thử nghiệm do tổ chức
thử nghiệm cấp cho model sản phẩm.
3. Tài liệu chứng minh phòng thử
nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm
dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài).
4. Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Hình thức gửi hồ sơ: qua
mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ
trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Cơ quan giải quyết: Bộ
Công thương.
Bước 3. Đánh giá
chứng nhận
Thời gian tiến hành đánh giá là 10 ngày làm
việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đăng ký, Tổng Cục Năng lượng xem xét hồ sơ,
đánh giá năng lực của doanh nghiệp, sự phù hợp của hồ sơ, kết quả thử nghiệm so
với tiêu chuẩn đánh giá, xác định mức tiêu thụ năng lượng so với các tiêu chuẩn
đã công bố.
Bước 4. Thực hiện
dán nhãn năng lượng
Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự
thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được cấp Giấy
chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Lập báo cáo định kỳ
về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, kinh doanh và
dán nhãn năng lượng gửi về Bộ Công Thương và Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có
trụ sở trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về thủ tục dán nhãn năng lượng.
Mọi thắc mắc, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty TNHH tư vấn Khánh
An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ một cách nhanh gọn, hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho
Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại
động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 02466.885.821 hoặc
096.987.7894
Email: info@khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ
liên hệ lại với Bạn sớm nhất.