Để tham gia vào các hoạt động xây dựng, các doanh nghiệp cần phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, vẫn có những khó khăn trong việc xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do còn có sự nhầm lẫn về nội dung giữa các hạng chứng chỉ. Vậy nên để giúp Quý khách có thể phân biệt sự khác nhau giữa các chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I, hạng II, hạng III , Khánh An xin tư vấn những nội dung liên quan sau:
Luật Xây dựng 2014, Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2014;
Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ xây dựng;
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là bản đánh giá năng lực thu gọn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là điều kiện, quyền hạn, năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng phải đảm bảo đủ điều kiện cũng như năng lực để thi công các công trình, dự án lĩnh vực hoạt động này. Chứng chỉ năng lực xây dựng là chứng chỉ pháp lý cơ bản bắt buộc để các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có thể thực hiện các hoạt động đầu thầu, thi công xây dựng, thanh quyết hoặc nghiệm thu các công trình xây dựng.