Hóa chất có những tác động khác nhau, có những loại nguy hiểm cực độc, có những loại lại tác động không tốt cho con người. Nếu không được khai báo và đào tạo huấn luyện an toàn hóa chất kịp thời cho người cung cấp kịp thời sẽ gây nên những rắc rối khó có thể giải quyết được. Chính vì vậy mà pháp luật Việt Nam đã lập nên danh mục phải khai báo hóa chất đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh xuất nhập khẩu hóa chất. Thực hiện khai báo hoá chất như nào? Hãy cũng Khánh An tìm hiểu sau đây nhé:
1. Cơ sở pháp lý
– Nghị định 113/2017/NĐ-CP;
– Luật Hóa chất 2007;
Để biết rõ hơn về danh mục các hóa chất phải khai báo Bộ Công thương,
doanh nghiệp có thể tham khảo tại phụ lục V danh mục hóa chất phải khai báo. Tại
phụ lục này, có danh mục khai báo hóa chất mới nhất (Kèm theo Nghị định số
113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ) bao gồm tên tiếng Việt,
tiếng Anh của hóa chất, mã HS, mã CAS và công thức hóa học của hóa chất. Phụ lục
V có trên 1000 chất hóa học cần khai báo trước khi doanh nghiệp muốn hoạt động
kinh doanh.
2. Thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu
Trường hợp 1: Có thể nộp hồ sơ giấy bằng cách gửi bưu điện, hoặc nộp trực tiếp tại Cục
hóa chất – Bộ công thương, theo địa chỉ: 21 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trường hợp 2: Ngoài việc khai báo trực tiếp (nộp hồ sơ giấy), người nhập khẩu còn có thể
khai qua mạng internet, tại trang web của Cục hóa chất.
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất thực hiện khai báo hóa chất nhập
khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
https://vnsw.gov.vn
Bước 2: Tạo tài khoản truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia
- Tổ chức, cá nhân tạo tài khoản đăng nhập theo mẫu quy định trên Cổng
thông tin một cửa quốc gia, bao gồm các thông tin, tệp tin đính kèm;
- Trường hợp cần làm rõ hoặc xác nhận thông tin, cơ quan tiếp nhận thông
tin khai báo yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp các văn bản, chứng từ quy định tại điểm
a khoản này dạng bản in.
Bước 3: Khai báo thông tin hóa chất nhập khẩu
Theo điều 27 của nghị định 113/2017/NĐ-CP, sau khi đăng ký tài khoản thành
công trên hệ thống 1 cửa Quốc gia, Doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ
chính bao gồm:
·
Bản
khai báo hóa chất: Các thông tin khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị
định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm các thông tin tổ chức, cá
nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;
·
Hóa
đơn mua, bán hóa chất (Invoice, packing list)
·
Phiếu
an toàn hóa chất bằng tiếng Việt
·
Trường
hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức,
cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn
thương mại.
3. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử
- Tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo thông tin thông qua Cổng thông tin một
cửa quốc gia. Thông tin sẽ tự động chuyển đến hệ thống của Bộ Công Thương, khi
đó hệ thống của Bộ Công Thương sẽ tự động phản hồi qua Cổng thông tin một cửa
quốc gia tới tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan, thông tin phản hồi
như một bằng chứng xác nhận hoàn thành khai báo hóa chất, làm cơ sở để tổ chức,
cá nhân hoạt động liên quan làm thủ tục thông quan;
- Thông tin phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa
quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này, có giá trị pháp lý để
làm thủ tục thông quan.
Xem thêm: Thủ tục xin Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất (khanhanlaw.com)
Bạn đang không biết loại hóa chất mà mình nhập khẩu về có phải xin giấy
phép nhập khẩu hay có phải khai báo hóa chất hay không? Liên hệ ngay với Khánh
An để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ làm thủ tục xin giấy xác nhận khai báo hóa
chất.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: Số Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP
Hà Nội
Mobile: 02466.885.821 / 096.987.7894
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!