Câu hỏi:
Khai báo tăng, giảm
bảo hiểm xã hội chậm doanh nghiệp có bị phạt không?
Xin cảm ơn!
Người gửi: Tuấn Nhật ( Ninh Bình)
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn
luật của Công ty TNHH tư vấn Khánh An. Với câu hỏi của Bạn, chúng tôi xin đưa
ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2.Giải đáp thắc
mắc
Công ty phải thực hiện khai báo tăng, giảm bảo
hiểm xã hội cho người lao động. Cụ thể như sau:
·
Trường hợp báo tăng lao động:
Điểm a khoản 1 Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
đã nêu rõ:
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã
hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động
nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã
hội;
Theo đó, sau khi ký hợp đồng lao động với nhân
viên mới, người sử dụng lao động phải thực hiện báo tăng với cơ quan BHXH trong
thời hạn 30 ngày.
* Thời hạn báo giảm lao động:
Theo điểm
2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH, trường hợp doanh nghiệp lập
danh sách báo giảm chậm thì sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm
chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Cùng với đó, điểm
10.3 mục 10 Công văn số 1734/BHXH-QLT cũng quy định:
Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ
ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng BHYT của tháng sau. Trường hợp không
đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng
sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước nhưng sau khi báo giảm thì không được báo
phát sinh tháng trước.
Theo đó, khi có phát sinh báo giảm lao động,
doanh nghiệp phải kịp thời làm thủ tục báo giảm từ ngày 28 đến ngày cuối cùng
của tháng đó. Nếu báo giảm từ ngày 01 tháng sau, doanh nghiệp sẽ phải đóng BHYT
của cả tháng sau.
* Trường hợp báo tăng lao động muộn:
Nếu đã ký hợp đồng lao động mà không thực hiện
báo tăng lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo điểm
a khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000
đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng
đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm
việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người
lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm
việc có hiệu lực;
Theo đó, với mỗi người lao động bị báo tăng
chậm, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 02 - 04 triệu
đồng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi
phạm sẽ bị phạt từ 04 - 08 triệu đồng/người lao động bị xâm phạm quyền lợi
nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).
* Trường hợp báo giảm lao động muộn:
Hiện nay chưa có mức phạt vi phạm hành chính cụ
thể được đặt ra đối với trường hợp doanh nghiệp báo giảm lao động chậm.
Tuy nhiên nếu báo giảm lao động chậm thì theo
điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp sẽ phải đóng số
tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về những
thắc mắc của bạn.
Quý khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu
cầu sử dụng dịch vụ Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN
MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những
giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là
những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như
ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!