Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đang ngày càng được ưa chuộng với nhiều ưu điểm như khả năng hoạt động rộng trong nhiều lĩnh vực, khả năng huy động vốn cao, rủi ro thấp do chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn… Tuy nhiên, đối với công ty cổ phần, mặc dù việc chuyển nhượng vốn được tiến hành tương đối dễ dàng, nhưng để bảo vệ tối đa lợi ích của cổ đông và đảm bảo duy trì ổn định hoạt động của công ty hiện nay pháp luật vẫn có những quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần đối với loại hình doanh nghiệp này.
Luật Doanh nghiệp 2014
Điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định pháp luật quy định cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác nhằm nâng cao trách nhiệm đối với công ty của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết đối với công ty.
- Hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập được quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014: Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
Có thể thấy pháp luật đặt ra hạn chế này đối với cổ đông sáng lập nhằm nâng cao trách nhiệm và sự ràng buộc pháp lý đối với công ty của những cổ đông đứng ra thành lập, đồng thời cũng bảo vệ lợi ích cho những cổ đông không phải là cổ đông sáng lập.
- Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập nói trên được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Ngoài những hạn chế nói trên thì chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần còn bị hạn chế nếu Điều lệ công ty có quy định theo khoản 1 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014: Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số hotline 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: info@khanhanlaw.net
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị mà chúng tôi mang đến cho quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại những động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!