Hiện nay, doanh nghiệp được coi hạt nhân và đóng góp lớn nhất vào quy mô phát triển của nền kinh tế. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều, và để phù hợp với mục đích hoạt động, tiềm năng của mình mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn những loại hình doanh nghiệp khác nhau với những mô hình, cơ cấu phù hợp nhất. Bài viết dưới đây sẽ so sánh những nội dung cơ bản nhất của ba loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
Bảng
so sánh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên, và công ty cổ phần:
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên
|
Công ty cổ phần
|
Giống nhau
|
|||
-
Đều là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2014;
-
Đều có tư cách pháp nhân;
-
Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty;
-
Thành viên/cổ đông công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
|
|||
Khác nhau
|
|||
Số lượng thành viên/cổ đông là chủ
sở hữu
|
Một
thành viên (cá nhân hoặc tổ chức) là chủ sở hữu công ty
|
Tối
thiểu là 02 thành viên và tối đa không vượt quá 50
|
Tối
thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa
|
Cơ cấu tổ chức
|
2 mô hình:
-
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
-
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
|
1 mô hình:
-
Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
-
Công ty từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có
ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản
trị công ty
|
2 mô hình:
-
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
(Trường
hợp công ty dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số
cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát);
-
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (ít nhất
20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm
toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị)
|
Vốn
điều lệ tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp
|
Là
tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
|
Là
tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
|
Là
tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong
Điều lệ công ty.
|
Huy
động vốn
|
Không
được phát hành cổ phiếu
|
Không
được phát hành cổ phiếu
|
Được
phát hành cổ phiếu
|
Tăng
giảm vốn điều lệ
|
-
Tăng vốn:
+
Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm;
+
Huy động thêm vốn góp của người khác
-
Giảm vốn:
+
Hoàn trả một phần vốn góp
trong
vốn điều lệ của công ty.
+
Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn
|
-
Tăng vốn:
+
Tăng vốn góp của thành viên;
+
Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
-
Giảm vốn:
+
Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn
điều lệ;
+
Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên.
|
-
Tăng vốn:
+
Chào bán cổ phần: Chào bán cho các cổ đông hiện hữu; Chào bán ra công chúng; Chào
bán cổ phần riêng lẻ.
+
Trả cổ tức bằng cổ phần;
+
Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần.
-
Giảm vốn:
+
Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ
trong công ty;
+
Công ty mua lại cổ phần đã phát hành;
+
Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
|
Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch
vụ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số
hotline 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: info@khanhanlaw.net
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị mà chúng tôi mang đến cho quý khách
hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại những
động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!