Ngày này khi quan hệ kinh doanh thương mại phát triển, Hợp đồng hợp tác
kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống. Vậy Hợp đồng hợp tác kinh
doanh (BCC) là gì? Đặc điểm của loại hợp đồng như thế nào? Những nội dung bắt
buộc phải có trong hợp đồng này là gì? Hãy cùng Khánh An tìm hiểu qua bài viết
dưới đây.
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư
2020: "Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau
đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác
kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật
mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
- Về tính chất: Hợp đồng
hợp tác kinh doanh là cơ sở thiết lập quan hệ đầu tư giữa các nhà đầu tư có
chung vốn kinh doanh nhưng không thành lập tổ chức kinh tế mới. Các chủ thể chỉ
ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ theo thoả thuận mà không có sự ràng buộc
về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư chung vốn thành lập doanh nghiệp. Trong
quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lí độc lập của
mình để chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ.
- Về chủ thể của hợp đồng:
Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh là các nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư
trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng chủ thể có thể bao gồm hai hoặc
nhiều nhà đầu tư (song phương hoặc đa phương). Điều này phân biệt hợp đồng hợp
tác kinh doanh với hợp đồng khác trong hoạt động thương mại như mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ - thường có sự tham gia của hai bên.
- Về nội dung quan hệ đầu tư:
Cũng như quan hệ đầu tư kinh doanh khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác
kinh doanh cũng đòi hỏi các nhà đầu tư phải bỏ vốn để cùng kinh doanh, cùng chịu
rủi ro, cùng phân chia kết quả kinh doanh.
Để trả lời câu hỏi này,
trước hết chúng ta xem xét ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng
hợp tác kinh doanh:
- Về ưu điểm:
Thứ nhất, các nhà đầu tư không mất thời gian thành lập tổ chức kinh
tế mới. Do vậy, thủ tục đầu tư cũng đơn giản, không tốn nhiều thời gian, chi phí,
quy mô dự án cũng có thể rất linh hoạt.
Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư
cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ.
Tư cách pháp lý độc lập giúp các bên không phụ thuộc vào nhau, tạo sự linh hoạt
chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, không ràng buộc.
Thứ tư, việc đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh còn
giúp các nhà đầu tư lựa chọn phương án góp vốn, phân chia kết quả kinh doanh
sao cho phù hợp với mức độ đóng góp.
Thứ năm, chính vì đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
có thủ tục đầu tư cũng đơn giản, không tốn nhiều thời gian nên giúp các nhà đầu
tư sớm thu được lợi nhuận.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giúp các nhà đầu tư sớm thu được lợi nhuận
- Về hạn chế:
Thứ nhất, việc không phải thành lập tổ chức kinh tế mới vừa là ưu điểm
và là hạn chế của hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Không
thành lập tổ chức kinh tế mới đồng nghĩa với việc các bên không có một con dấu
chung, do đó hai bên phải tiến hành thỏa thuận sử dụng con dấu của một bên để
phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh, qua đó làm tăng trách nhiệm của một bên so
với bên còn lại.
Thứ hai, việc đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh khó
thu hút đối với những lĩnh vực cần hợp tác phát triển lâu dài.
Từ các đặc điểm trên, có thể
thấy hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư thích hợp với các dự án cần
triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn.
Theo khoản 1 Điều 28 Luật
Đầu tư 2020:
Hợp đồng BCC bao gồm các
nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ, người đại
diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm
thực hiện dự án đầu tư;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt
động đầu tư kinh doanh;
- Đóng góp của các bên
tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực
hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của
các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng,
chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Khánh An vừa cùng bạn đọc
tìm hiểu Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Mong rằng bài viết đã cung cấp những
kiến thức hữu ích cho bạn đọc về loại hợp đồng này.
Hiểu biết pháp luật ngày
nay không chỉ cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn quan trọng
với tất cả mọi người. Bạn đọc đừng quên theo dõi Khánh An mỗi ngày để nâng cao
kiến thức pháp lý và chủ động bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Nếu có bất cứ
vướng mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh
doanh, đừng ngại liên hệ với Khánh An để được tư vấn trực tiếp.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Số 227 Hoàng
Thừa Vũ, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821
hoặc 096.987.7894
Email:
info@khanhanlaw.net
Website: https://khanhanlaw.com/