Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai chế tài vô vùngquan trọng trong hợp đồng thương mại. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ và phânbiệt được hai chế tài này. Câu hỏi đặt ra là: Khi có vi phạm xảy ra thì bên viphạm hợp đồng sẽ bị áp dụng chế tài phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại? Hãycùng Khánh An phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồngthương mại trong bài viết dưới đây.
"Phạt vi phạmlà việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợpđồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quyđịnh tại Điều 294 của Luật này.” (Điều 300 Luật Thương mại 2005).
"Bồi thường thiệthại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồnggây ra cho bên bị vi phạm.” (Khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005).
+ Phạt vi phạm:Mục đích của chế tài phạt vi phạm là răn đe, phòng ngừa vi phạm và trừng phạtbên có hành vi vi phạm hợp đồng.
+ Bồi thườngthiệt hại: Mục đích của chế tài bồi thường thiệt hại là nhằm khôi phục lợi íchvật chất cho bên bị vi phạm chứ không phải để trừng phạt họ.
+ Phạt viphạm: Phạt vi phạm được áp dụng khi các bên đã có thỏa thuận cụ thểtrong hợp đồng (trừ trường hợp pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng cụ thểcó quy định về áp dụng chế tài phạt vi phạm).
+Bồi thường thiệt hại: Bồi thường thiệt hại không cần có sự thỏa thuận.Chế tài này sẽ tự phát sinh khi phát sinh các căn cứ theo luật định (có hànhvi vi phạm, thiệt hại thực tế xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạmvà thiệt hại).
Điều này xuấtphát từ mục đích của bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp cho bên bị vi phạm vàbị thiệt hại. Do vậy, không cần có sự thỏa thuận trước, nếu một bên vi phạm hợpđồng gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì chế tài bồi thường thiệt hại sẽ mặcnhiên được áp dụng nhằm giúp bên bị vi phạm được hưởng những gì họ đáng ra đượchưởng nếu hợp đồng không bị vi phạm.
Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại khác nhau ở sự bắt buộc trong thoả thuận của các bên
Tham khảo bài viết: Phân biệt Hợp đồng dân sự và Hợp đồng thương mại.
+ Phạt vi phạm:Pháp luật chỉ quy định căn cứ áp dụng phạt vi phạm là có hành vi vi phạm màkhông đòi hỏi sự vi phạm này phải gây ra hậu quả. Nói cách khác, hành vi viphạm hợp đồng có thể đã hoặc chưa gây ra thiệt hại thực tế thì bênbị vi phạm đều có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng chịu phạt vi phạm.
+ Bồi thườngthiệt hại: Với bồi thường thiệt hại, ngoài hành vi vi phạm còn cần có thiệt hạithực tế do hành vi vi phạm gây ra thì mới có căn cứ để áp dụng chế tài này.
+ Phạt vi phạm:
Điều301 Luật Thương mại 2005 quy định: "Mứcphạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạmdo các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụhợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.
Nhưvậy, mức phạt vi phạm được dự liệu sẵn trong hợp đồng đối với hành vi vi phạmvà không gắn với thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm gây ra. Mức phạt vi phạmcó thể nhỏ, lớn hơn hoặc bằng thiệt hại thực tế có thể xảy ra trong tương lai. Cácbên chỉ cần khống chế mức phạt tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bịvi phạm.
+Bồi thường thiệt hại:
Điều302 Luật Thương mại 2005 quy định: "Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giátrị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gâyra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không cóhành vi vi phạm.”
Nhưvậy, bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra sau khi có hành vi vi phạm và mức bồi thườngsẽ chỉ bằng thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Khánh An vừa cùng bạnđọc phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại.Mong rằng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn đọc về hai loại chếtài này cũng như cách phân biệt chúng.
Hiểu biết pháp luậtngày nay không chỉ cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư mà cònquan trọng với tất cả mọi người. Bạn đọc đừng quên theo dõi Khánh An mỗi ngày đểnâng cao kiến thức pháp lý và chủ động bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Nếucó bất cứ vướng mắc nào, đừng ngại liên hệ với Khánh An để được tư vấn trực tiếp.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/