Phạt vi phạm hợp đồng là quy định
nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ của các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư
mà còn đối với bất cứ chủ thể nào khi thực hiện một hợp đồng dân sự hay kinh
doanh thương mại. Vậy có bắt buộc phải quy định phạt vi phạm trong hợp đồng hay
không? Hãy cùng Khánh An đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Bộ luật dân sự 2015 quy
định:
"Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó
bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.”
Luật Thương mại 2005
quy định:
"Điều 300. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản
tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận.”
Từ khái niệm trên, có thể
thấy vi phạm hợp đồng có bản chất là chế tài được áp khi hợp đồng được giao kết
hợp pháp và đã có hiệu lực pháp luật, song bên vi phạm đã không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Từ các quy định trong Bộ
luật dân sự và Luật Thương mại 2005, có thể thấy các căn cứ áp dụng phạt vi phạm
như sau:
Thứ nhất, có hành vi vi phạm hợp đồng.
Để xem xét một hành vi
có phải hành vi vi phạm hợp đồng hay không phải dựa vào các điều khoản đã thỏa
thuận trong hợp đồng và cả quy định pháp luật có liên quan.
Điều đáng lưu ý ở đây
là pháp luật hiện hành chỉ quy định có hành vi vi phạm mà không đòi hỏi sự vi
phạm này phải gây ra hậu quả. Điều này xuất phát từ mục đích của chế tài phạt
vi phạm, đó là răn đe, phòng ngừa vi phạm và trừng phạt bên có hành vi vi phạm
hợp đồng. Do vậy chỉ cần một bên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc
không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng là đã đủ căn cứ để áp dụng chế tài này nhằm giáo
dục ý thức tuân thủ các cam kết trong hợp đồng và trừng phạt đối với họ.
Tóm lại, hành vi vi
phạm hợp đồng có thể đã hoặc chưa gây ra thiệt hại thực tế thì bên
bị vi phạm đều có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng chịu phạt vi phạm.
Thứ hai, có sự thỏa thuận của các bên về chế tài phạt vi phạm trong hợp
đồng.
Phạt vi phạm được áp dụng trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Về bản chất, thỏa thuận này có ý nghĩa răn đe, nhắc nhở các bên phải thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc, do đó một bên không thể yêu cầu bên kia phải chịu phạt vi phạm nếu các bên không có sự bàn bạc trước về vấn đề này.
Phạt vi phạm thường được áp dụng trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể
Tuy nhiên nếu pháp luật
điều chỉnh quan hệ hợp đồng cụ thể có quy định về áp dụng chế tài phạt vi phạm thì
chế tài này được áp dụng mà không cần có sự thoả thuận của các bên. Có thể kể đến
quy định tại Điều 375 Bộ luật dân sự 2015: Khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ chậm
trả tiền (ví dụ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng vay,…) thì phải trả lãi đối với
số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Tiền lãi phải trả chính là
tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ không trả tiền đúng hạn.
Tóm lại, nếu pháp luật
điều chỉnh hợp đồng cụ thể không quy định khác, để áp dụng chế tài phạt vi phạm
cần thiết phải có sự thỏa thuận của các bên.
Như vậy, căn cứ để áp dụng
chế tài phạt vi phạm là: Có hành vi vi phạm hợp đồng và có thỏa thuận của các
bên trong hợp đồng.
Dựa vào những căn cứ đã phân tích ở mục 2.1, có thể thấy việc bắt buộc hay không bắt buộc quy định phạt vi phạm trong hợp đồng tuỳ thuộc vào ba trường hợp cụ thể sau:
Trường hợp 1: Trong quá trình đàm phán trước khi ký kết hợp đồng, các bên không có thoả thuận trước về phạt vi phạm thì không cần quy định phạt vi phạm trong hợp đồng.
Có thể thấy trong hầu
hết các quy định của pháp luật, phạt vi phạm là chế tài được áp dụng theo thoả
thuận của các bên. Pháp luật không có quy định nào cho thấy điều khoản phạt vi
phạm bắt buộc phải có trong hợp đồng. Chính vì vậy nếu trong quá trình trao đổi, đàm phán trước khi ký kết, các bên không thống nhất về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm thì không cần quy định trong hợp đồng.
Tuy nhiên, xuất phát từ
mục đích của chế tài phạt vi phạm là răn đe, phòng ngừa vi phạm và trừng phạt
bên có hành vi vi phạm hợp đồng, có thể nói điều khoản phạt vi phạm tuy không
bắt buộc nhưng rất quan trọng đối với các bên giao kết. Việc thoả thuận quy định
chế tài phạt vi phạm giúp các bên phòng tránh được nhiều rủi ro và tăng tinh thần
trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại.
Như vậy, nếu trong quá trình đàm phán trước khi ký kết hợp đồng, các bên không thoả thuận hoặc không thống nhất về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm thì không cần quy định trong hợp đồng.
Trường hợp 2: Trong quá trình đàm phán trước khi ký kết hợp đồng, các bên có thoả thuận trước về phạt vi phạm thì bắt buộc phải quy định phạt vi phạm trong hợp đồng.
Bản chất của phạt vi
phạm là chế tài được áp dụng theo thoả thuận của các bên. Chính vì vậy, nếu trong
quá trình trao đổi, đàm phán trước khi ký kết hợp đồng, các bên đã thống nhất có
thể áp dụng phạt vi phạm thì việc quy định điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng
là bắt buộc. Việc ghi nhận này là căn cứ pháp lý mấu chốt để bên bị vi phạm yêu
cầu bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt nếu vi phạm hợp đồng.
Như vậy, nếu trong quá trình đàm phán trước khi ký kết hợp đồng, các bên có thoả thuận trước về phạt vi phạm
Trường hợp 3: Đối với một số hợp đồng thuộc lĩnh vực đặc thù, nếu các bên không có thoả thuận thì chế tài phạt vi phạm vẫn có thể được áp dụng theo quy định pháp luật, nên việc thoả thuận trong các trường hợp đó là không bắt buộc.
Trong một số hợp đồng thuộc lĩnh vực đặc thù, dù các bên không thoả thuận thì chế tài phạt vi phạm vẫn có thể được áp dụng theo quy định của pháp luật. Do vậy, việc thoả thuận trong các trường hợp này là không bắt buộc.
Ví dụ:
Như vậy, trong một số hợp đồng thuộc lĩnh vực đặc thù mà việc phạt vi được áp dụng theo quy định của pháp luật thì việc quy định phạt vi phạm là không bắt buộc.
Điều khoản phạt vi phạm tuy không bắt buộc nhưng rất quan trọng trong hợp đồng
Khác với mức bồi thường thiệt hại, mức phạt vi phạm không
có mối liên hệ với mức thiệt hại. Mức phạt vi phạm có thể cao hơn hoặc thấp hơn
mức thiệt hại thực tế và trực tiếp.
Theo quy định tại khoản
2 Điều 422 Bộ luật dân sự 2015, mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận, trừ
trường hợp luật liên quan có quy định khác. Nghĩa là các bên có quyền tự do lựa
chọn mức phạt vi phạm mà không bị khống chế, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ
có áp đặt mức phạt vi phạm tối đa.
Có thể kể đến các trường hợp áp đặt mức phạt vi phạm tối đa như:
Điều 146 Luật Xây đựng
2014: Các công trình xây dựng sử dụng 30% vốn Nhà nước trở lên thì mức phạt
không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Điều 301 Luật thương mại
2005: Mức phạt vi phạm được khống chế tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng
bị vi phạm…
Khánh An vừa cùng bạn
đọc giải đáp thắc mắc: Có bắt buộc phải quy định phạt vi phạm
trong hợp đồng? Mong rằng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn đọc
về phạt vi phạm hợp đồng.
Hiểu biết pháp luật
ngày nay không chỉ cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn
quan trọng với tất cả mọi người. Bạn đọc đừng quên theo dõi Khánh An mỗi ngày để
nâng cao kiến thức pháp lý và chủ động bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Nếu
có bất cứ vướng mắc nào, đừng ngại liên hệ với
Khánh An để được tư vấn trực tiếp.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821
hoặc 096.987.7894
Email:
info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/