Một trong những ưu điểm của công ty cổ phần là cấu trúc vốnmở, linh hoạt, năng động trong kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật vẫn có những hạnchế nhất định trong việc chuyển nhượng cổ phần đối với loại hình công ty này. Cụthể như thế nào, hãy cùng Khánh An tìm hiểu các quy định của pháp luật về điềukiện chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần năm 2021 qua bài viết dưới đây.
Căn cứ khoản 1Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệpcó tư cách pháp nhân, được thành lập do sự góp vốn của các thành viên. Vốn củacông ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữucổ phần là các cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tốithiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
Luật Doanh nghiệp2020 quy định cổ đông phổ thông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mìnhcho người khác (điểm d khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020) trừ trườnghợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông đối với cổ đông sáng lập (khoản 3Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020) và trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế(khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020). Cụ thể như sau:
Nếu cổ đôngkhông phải cổ đông sáng lập (một trong những người đầu tiên đứng ra thành lậpcông ty cổ phần) thì được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình vàkhông bị hạn chế thời gian.
Nếu không phải cổ đông sáng lập thì được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình
Nếucổ đông là cổ đông sáng lập thì tính tự do chuyển nhượng cổ phần bị hạn chế tùythuộc vào thời gian chuyển nhượng. Cụ thể chia thành hai trường hợp như sau:
TH1:Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổđông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho ngườikhông phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyếtvề việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
Cầnphải lưu ý, số cổ phần phổ thông bị hạn chế chuyển nhượng này là số cổ phần phổthông mà cổ đông sáng lập mua khi góp vốn thành lập doanh nghiệp (nằm trong số20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanhnghiệp). Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đôngsáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đôngsáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của côngty.
TH2: Đã hết thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mìnhcho người khác kể cả không phải cổ đông của công ty.
- Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì các quy định trên chỉcó hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng (khoản 1 Điều127 Luật Doanh nghiệp 2020).
- Về chủ sở hữucổ phần ưu đãi biểu quyết:
Dotính chất đặc biệt của loại cổ phần này nên pháp luật quy định rất chặt chẽ điềukiện nắm giữ, đó là: Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lậpđược quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đôngsáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổphần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy địnhtại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyếtchuyển đổi thành cổ phần phổ thông. (khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020).
- Về điều kiệnchuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết: Theo khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp2020: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổphần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
Theo điểm c khoản2 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phần ưu đãi cổ tức được chuyển nhượng tựdo như cổ phần phổ thông trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Giống như cổ phầncổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn cũng được chuyển nhượng tự do như cổphần phổ thông trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác về việc hạn chếchuyển nhượng cổ phần (khoản 2 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020).
KhánhAn vừa chia sẻ với bạn đọc điều kiện chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phầnnăm 2021. Để chủ động trong kinh doanh cũng như đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợppháp của mình, chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư cần nắm vững điều kiện chuyểnnhượng cổ phần trong công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành.
Sựam hiểu luật pháp chính là yếu tố cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp và các nhàđầu tư tránh được rủi ro không đáng có và giữ cho công ty phát triển ổn định,lâu dài. Nếu có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhucầu thành lập công ty cổ phần, đừng ngại liên hệ với Khánh An để được tư vấn trựctiếp.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤNKHÁNH AN
Vănphòng: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/