Đã có không ít trường hợp doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động phải rút lui khỏi thị trường vì những lí do khách quan hay chủ quan nhất định. Pháp luật hiện hành quy định doanh nghiệp có thể chấm dứt sự tồn tại của mình dưới nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là hình thức giải thể. Vậy giải thể doanh nghiệp là gì? Các trường hợp giải thể doanh nghiệp? Hãy cùng Khánh An tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1.Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là quá
trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả
năng thanh toán hoặc đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.
2.Đặc điểm pháp lý của giải thể
doanh nghiệp:
Giải thể doanh nghiệp có những
đặc điểm pháp lí như sau:
Một là, giải
thể doanh nghiệp là một thủ tục mang tính hành chính. Để chấm dứt sự tồn tại,
doanh nghiệp phải tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, được tiến
hành bởi các cơ quan hành chính như: Chấm dứt hiệu lực của mã số thuế, nộp hồ
sơ giải thể, các nghĩa vụ về thuế và tài chính…
Hai là, lí
do giải thể doanh nghiệp có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc. Lí do giải thể
doanh nghiệp khá đa dạng, có thể xuất pháp từ ý chí tự nguyện của chủ doanh
nghiệp (trường hợp tự nguyện giải thể doanh nghiệp) hoặc vi phạm pháp luật của
doanh nghiệp (trường hợp bặt buộc phải giải thể).
Ba là, về
điều kiện giải thể: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết
các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh
chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Bốn là, về
chế tài pháp lý của chủ thể quyết định việc giải thể doanh nghiệp: Giải thể
không đặt ra vấn đề hạn chế, cấm đảm nhiệm chức vụ điều hành doanh nghiệp hoặc
cấm thực hiện một số hoạt động kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp. Chủ doanh
nghiệp giải thể vẫn có thể tiếp tục thực hiện được phép thành lập và quản lý một
doanh nghiệp khác sau khi thực hiện xong những nghĩa vụ tài sản của mình.