Trang chủ / Giấy phép con / Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Điều kiện cơ sở vật chất xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ 2, 28/11/22 lúc 17:24.

Khi doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống hay sản xuất sản phẩm thực phẩm thì cần phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp chưa nắm rõ liệu mình có thuộc đối tượng phải xin Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Thông qua bài viết này, Khánh An xin cung cấp đến Quý khách hàng những thông tin sau liên quan đến đối tượng xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

1. Căn cứ pháp lý:

- Luật an toàn thực phẩm năm 2010;

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;

- Nghị định 115/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

2. Các trường hợp không phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Nhà hàng trong khách sạn;

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Kinh doanh thức ăn đường phố;

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

All The Cooking Terms & Definitions You Need to Know | GFFS

Xem thêm: Cơ quan nào cấp Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm

                  Muốn được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bạn cần những gì?

3. Xử phạt đối với trường hợp không có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

Ngoại trừ những trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tất cả các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm mà không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh không có giấy phép sẽ bị buộc ngừng kinh doanh;

- Thêm vào đó mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP và Nghị định 124/2021/NĐ-CP;

- Các hình phạt bổ sung khác như: buộc cơ sở kinh doanh phải tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thực phẩm, sản phẩm liên quan.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề đối tượng cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn, hiệu quả.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN

Mobile: 02466885821 / 0969877894

Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Web: khanhanlaw.com

Email: Info@khanhanlaw.net

Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894