Cùng
với Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận ISO 22000 là một dạng
giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm phổ biến hiện nay. Vậy chứng nhận ISO 22000
là gì? Chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn
thực phẩm không? Mời Quý khách tham khảo bài viết của Khánh An sau đây:
I. Căn cứ pháp lý
II. Nội dung tư vấn
1. Chứng nhận ISO 22000
ISO
22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây
dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) được chấp nhận và có giá trị trên
phạm vi toàn cầu. ISO 22000 có tên đầy đủ là Food safety management systems
– Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an
toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm). Mục
đích chính của chứng nhận ISO 22000 nhằm hướng tới đảm bảo khả năng kiểm soát
mọi mối nguy hại đến thực phẩm của các đơn vị sản xuất và cung ứng.
Do
vậy, một doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm áp dụng và đạt chứng
nhận ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an
toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất
lượng cho người tiêu dùng.
2. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy
chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là một trong những loại giấy tờ bắt
buộc đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất các sản phẩm thực
phẩm và/hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam. Giấy chứng nhận vệ sinh an
toàn thực phẩm được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền như Bộ Y tế, Bộ Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công thương.
Mục
đích của Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là nhằm chứng minh doanh nghiệp
đó đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm, đảm
bảo thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng là an toàn, không gây nguy hại tới sức
khoẻ.
F Quý
khách tham khảo thêm bài viết về Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Chứng nhận ISO 22000 có thay thế được Giấy chứng nhận vệ sinh
an toàn thực phẩm không?
Hiện
nay, theo điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở đã được
cấp một trong các Giấy chứng nhận sau đây sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Như
vậy, cơ sở đã có Chứng nhận ISO 22000 sẽ không phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nói cách khác, chứng nhận ISO 22000
hoàn toàn tương đương và có thể thay thế cho Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm.
_____________________
Trên
đây là bài viết tư vấn về Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và Chứng nhận ISO 22000. Rất mong được hỗ trợ các Quý
khách hàng.
Quý
khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Hãy liên hệ ngay
cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua điện thoại!
Thông tin liên hệ:
CÔNG
TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa
chỉ:Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:
02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email:
info@khanhanlaw.net