Trang chủ / Giấy phép con / Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Thứ 3, 18/08/20 lúc 14:18.
Căn cứ pháp lý:
Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Nội dung tư vấn:
1.  Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:
Công ty phải đăng ký ngành nghề Nhà hàng, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
2.  Điều kiện về chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
a) Cơ sở vật chất:
-  Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hóa chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
-Thực hiện ngăn lưới hoặc tủ kín đối với bát đĩa đối với kệ để bát đĩa, ly, cốc, chén…
-Trang bị thêm ủng, tạp dề, khẩu trang, găng tay cho nhân viên chế biến thực phẩm.
Đối với dụng cụ sơ chế, chế biến thịt tươi sống và thịt chín như thớt, dao cần được phân định và để riêng và treo tại khu vực cố định (cần có bảng biển)
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
-  Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại; Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
- Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
- Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
- Không bày bán hóa chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế
b) Bảo quản thực phẩm
- Phải có tủ đông, tủ mát để bảo quản thực phẩm tuỳ theo loại sản phẩm mình bảo quản trong túi thực phẩm đảm bảo vệ sinh, hộp đựng thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phải ghi rõ ngày sản xuất, ngày mở và hạn sử dụng có ký tên (có bọc màng bọc thực phẩm niêm phong)
- Lập danh sách về nội dung nhập hàng, mở hàng, hạn sử dụng đối với mỗi mặt hàng và ký tên của người trực tiếp nhận hàng, mở hàng….
c) Người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm:
Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.Cần thực hiện khám sức khoẻ tất cả những người trực tiếp thực hiện hoạt động sơ chế, chế biến và tiếp xúc với thực phẩm tại bệnh viện cấp huyện trở lên.
3. Thực hiện lưu mẫu thực phẩm:
- Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
Các bước lưu mẫu thức ăn được thực hiện như sau:
Bước 1. Lấy mẫu lưu
+ Phải thực hiện lưu tất cả các món ăn trong ngày từ 30 người ăn trở lên;
+ Lượng mẫu lưu cần lấy:
Thức ăn đặc (các món xào, hấp, rán, luộc...); rau, quả ăn ngay (rau sống, quả tráng miệng...): Tối thiểu 100 gam.
Thức ăn lỏng (súp, canh...): Tối thiểu 150 ml;
+ Mỗi món ăn được lấy và lưu vào dụng cụ lưu mẫu riêng. Mẫu thức ăn được lấy trước khi bắt đầu ăn hoặc trước khi vận chuyển đi nơi khác và được lưu ngay sau khi lấy.
Bước 2. Tiến hành lưu mẫu
  + Mẫu lưu phải được dán Nhãn mẫu thức ăn lưu với đầy đủ thông tin: Bữa ăn (bữa sáng, trưa, tối), tên mẫu thức ăn, thời gian lấy, người lấy mẫu;
  + Nhãn mẫu thức ăn lưu được in từ loại giấy mỏng, đảm bảo rách niêm phong khi mở nắp;+ Mẫu thức ăn được bảo quản riêng biệt với các thực phẩm khác, nhiệt độ bảo quản mẫu thức ăn lưu từ 2°C đến 8°C;
+ Thời gian lưu ít nhất là 24h kể từ khi lưu;
+ Thực hiện ghi chép vào Mẫu biểu theo dõi lưu và hủy mẫu thức ăn lưu.
 * Cơ sở cần thiết kế tủ mát riêng biệt để thực hiện lưu mẫu thức ăn.
Bước 3: Hủy mẫu lưu
Sau 24h lưu mẫu không có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm hoặc không có yêu cầu của cơ quan quản lý thì tiến hành hủy mẫu lưu;
 +Thực hiện nghi chép đầy đủ vào Mẫu biểu theo dõi lưu và hủy mẫu thức ăn lưu.
4.  Điều kiện về thực phẩm đầu vào.
 - Để đạt điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở phải chứng minh được nguồn thực phẩm, nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất cả các món ăn, đồ uống mà cơ sở kinh doanh và thể hiển trên menu đều phải chứng minh được nguồn gốc của nó. Cụ thể:
 - Đối với các mặt hàng tươi sống là ba ba, gà, lươn, ếch, ốc, thịt lợn, nem, thịt bò, thịt gà, cơ sở phải thực hiện nhập hàng từ đơn vị đạt vệ sinh an toàn thực phẩm và cần cung cấp các giấy tờ sau:
 + Hợp đồng mua bán hàng hoá
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) của bên cung cấp;
+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản….
+ Hoá đơn Giá trị gia tăng, hoá đơn bán lẻ
 - Đối với thực phẩm là rau, củ quả, trứng, sữa tươi, cơ sở cung cấp tài liệu chứng minh nguồn gốc và được nhập từ cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Cụ thể:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) của bên cung cấp;
+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
+ Hoá đơn Giá trị gia tăng, hoá đơn bán lẻ
 - Đối với cắc mặt hàng là gia vị, cà phê, sô cô la, ca cao, trà, sữa chua, công ty cần cung cấp hợp đồng mua bán, hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán lẻ với bên cung cấp hoặc từ siêu thị (nếu mua ở siêu thị lớn như BigC, Vinmart….)
Đối với đá viên, cần cung cấp các tài liệu sau:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) của bên cung cấp;
+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất đá viên
+ Hoá đơn Giá trị gia tăng, hoá đơn bán lẻ
Đối với các mặt hàng về rượu, nếu công ty có nhu cầu bán lẻ rượu hoặc bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì phải thực hiện xin cấp giấy phép bán buôn, bán lẻ và giấy phép kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ.
5. Đối với địa điểm thực hiện kinh doanh:
Công ty cần cung cấp tài liệu chứng minh việc công ty được phép hoạt động kinh doanh và sử dụng địa điểm. Cụ thể:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao chứng thực)
- Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh tại địa chỉ của nhà hàng (nếu khác trụ địa chỉ trụ sở chính). 
- Giấy xác nhận nội dung đăng ký doanh nghiệp (có nội dung về ngành nghề kinh doanh nhà hàng) do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp (bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu treo công ty)
- Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh để kinh doanh nhà hàng (Bản chính hoặc bản sao chứng thực)
Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc Giấy phép xây dựng, Quyết định giao đất, giấy phép xây dựng để chứng minh chức năng của toà nhà (tại địa điểm thuê) được sử dụng để kinh doanh (Bản sao chứng thực)
Đối với trường hợp bên cho thuê là pháp nhân cần cung cấp Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty là bên cho thuê.
6.  Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điền kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

 Hiện nay pháp luật quy định rõ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phậm gồm các giấy tờ sau:                                

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản sao
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Như vậy, để có thể được cấp giấy thì phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật nêu trên

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật an toàn thực phẩm.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Khánh An luôn tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm  chuyên nghiệp, đặc biệt trải qua nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi càng thêm tự tin hơn khi cung cấp dịch vụ này đến quý khác hàng.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net

Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.


Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894