Trang chủ / Giấy phép con / Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ 4, 31/03/21 lúc 16:54.

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành một trong những điểm nóng đáng quan tâm của xã hội và tác động lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì mức phạt tối đa với hành vi vi phạm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của cá nhân là 100 triệu đồng và tổ chức là 200 triệu đồng.

Nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro pháp lý có thể xảy ra đối với các Quý khách hàng, Công ty tư vấn Khánh An cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.





Việc xin cấp giấy chứng nhận VSATTP là yêu cầu cần thiết đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống

Việc xin cấp giấy chứng nhận VSATTP là yêu cầu cần thiết đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống


Thủ tục xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
  • Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm: Chủ cơ sở trực tiếp tham gia sản xuất phải khám sức khỏe để chứng minh đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động và trải qua tập huấn kiến thức để hoàn thành bài kiểm tra liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và đưa ra kết quả. Khi hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chức năng tổ chức đoàn thẩm định cơ sở và kết quả thẩm định ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu đủ điều kiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận VSATTP. Trường hợp từ chối thì họ sẽ gửi văn bản và nêu rõ lý do.

Những cơ sở bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo Quyết định Số: 41/2005/QĐ-BYT quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
  • "Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định" là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
  • "Cơ sở dịch vụ ăn uống" là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  • "Cơ sở bán thực phẩm" là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  • "Cửa hàng ăn" hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo,…).
  • "Nhà hàng ăn uống" là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
  • "Quán ăn" là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
  • "Căn tin" là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
  • "Chợ" là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
  • "Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể" là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
  • "Siêu thị" là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
  • "Hội chợ" là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm


Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
  • Trước khi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn khoảng 06 tháng thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
  • Toàn bộ hướng dẫn về việc hoàn thiện Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật an toàn thực phẩm năm 2010.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm


Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của Khánh An

  • Ký hợp đồng Tư vấn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn, cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi,
  • Tư vấn và cùng doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên,
  • Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp chứng chỉ tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe.
  • Xây dựng hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận VSATTP: Đơn đề nghị, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sơ đồ mặt bằng cơ sở, bản mô tả quy trình chế biến, cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
  • Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Kết hợp với khách hàng đón tiếp đoàn kiểm tra địa điểm.
  • Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Tư vấn hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề pháp luật có liên quan.

Khánh An – địa chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ xin giấy chứng nhận VSATTP uy tín

Khánh An – địa chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ xin giấy chứng nhận VSATTP uy tín

Thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận VSATTP

Thời gian hoàn thành thủ tục từ 25 – 30 ngày làm việc.

Phí dịch vụ

Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 02466.885.821 hoặc 096.987.7894 để được báo giá chi tiết và tư vấn cụ thể.


Một số câu hỏi thường gặp về giấy chứng nhận VSATTP

Câu hỏi 1: Sở/ Bộ Công thương cấp giấy phép VSATTP cho những lĩnh vực nào?

Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An trả lời:

Về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSATTP, Bộ Công Thương giao Vụ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, cụ thể đối với các cơ sở đăng ký kinh doanh các mặt hàng sau: (theo Thông tư 47/2010/TT-BCT)

  1. Nước giải khát: Công suất thiết kế từ 20.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên.
  2. Bia: Công suất thiết kế từ 50.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên.
  3. Rượu: Công suất thiết kế từ 3.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên.
  4. Sữa đã qua chế biến: Công suất thiết kế 20.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên.
  5. Bánh kẹo: Công suất thiết kế từ 20.000.000 tấn sản phẩm/ năm trở lên.
  6. Dầu thực vật: Công suất thiết kế từ 50.000.000 tấn sản phẩm/ năm trở lên.
  7. Bột và tinh bột: Công suất thiết kế từ 100.000 tấn sản phẩm/ năm trở lên.
  8. Bao bì chứa đựng các sản phẩm trên.


Đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong phạm vi địa bàn tỉnh/ thành phố phụ trách có công suất thiết kế thấp hơn các mức nêu trên thì sẽ do Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận VSATTP.

Đồng thời, Sở Công Thương cũng cấp Giấy phép an toàn thực phẩm đối với các cơ sở đăng ký kinh doanh các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong phạm vi địa bàn tỉnh/ thành phố phụ trách.

Câu hỏi 2: Cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ có cần xin cấp giấy chứng nhận VSATTP?

Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An trả lời: Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Cơ sở sản xuất, sơ chế nhỏ lẻ.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có trụ sở cố định.
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.
  • Sản xuất, kinh doanh bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm.
  • Nhà hàng ăn uống trong khách sạn.
  • Bếp ăn tập trung phục vụ nhiều người và không nằm trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.
  • Cơ sở chế biến và kinh doanh thức ăn nhanh, thức ăn đường phố.

Như vậy, nếu cửa hàng tạp hóa chỉ kinh doanh các loại hàng hóa đã đóng gói sẵn thì không cần xin Giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm, nhưng nếu có kinh doanh thực phẩm tươi sống thì bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Câu hỏi 3: Các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến phải đáp ứng các điều kiện nào về VSATTP?

Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An trả lời: Các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện mới được cấp Giấy chứng nhận VSATTP. Các điều kiện được quy định tại Điều 28, 29, 30 của Luật An toàn thực phẩm như sau:

1. Đối với nơi chế biến, kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện:

a) Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

c) Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

d) Cống rãnh khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

đ) Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

e) Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

g) Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

2. Đối với dụng cụ, trang thiết bị cần đáp ứng các điều kiện:

a) Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống, thực phẩm chín.

b) Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

c) Dụng cụ ăn uống phải làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.

3. Đối với người chế biến, kinh doanh cần phải: Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bài viết vừa chia sẻ đến Quý khách những nội dung hữu ích về điều kiện đăng ký kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật. Mọi thông tin liên quan đến thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Tư Vấn Khánh An theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN

Địa chỉ:Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: info@khanhanlaw.net


Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894