Trang chủ / Giấy phép con / Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Lưu ý khi xin giấy phép an toàn thực phẩm

Thứ 3, 18/08/20 lúc 08:58.

Ngày nay, muốn sản xuất và kinh doanh thực phẩm đòi hỏi chủ cơ sở phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, khi chuẩn bị hồ sơ, chủ cơ sở cần lưu ý một số nội dung trong hồ sơ để tránh bị trả lại.

I, Căn cứ pháp lý

+ Luật 55/2010/QH12 về an toàn thực phẩm.

+ Nghị định 67/2016/NĐ-CP về Điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ y tế quản lý.

II, Nội dung

Thông thường, một bộ hồ sơ xin cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm gồm có 7 loại giấy chính bao gồm: (1) Đơn đề nghị, (2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, (3) Bản vẽ mặt bằng cơ sở, (4) Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển và bày bán thực phẩm, (5) Bản kê về cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở, (6) Giấy xác nhận kiến thức, (7) Giấy khám sức khỏe. Với mỗi loại giấy tờ đều có những lưu ý cụ thể như sau:

(1)Giấy đề nghị: Làm theo mẫu, có chữ ký và đóng dấu của chủ cơ sở. Trong đơn cần ghi rõ địa chỉ trụ sở chính và địa chỉ trụ sở kinh doanh. Nếu hai địa chỉ này trùng nhau vẫn phải ghi cả hai, không được bỏ sót.

(2)Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Bản photo công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu và chữ ký của chủ cơ sở. Giáp lai từ 2 trang nếu có 2 trang trở lên.

(3)Bản vẽ mặt bằng cơ sở: Vẽ mặt cắt của diện tích cơ sở theo hình chiếu từ trên xuống, giống bản đồ địa chính. Trong bản vẽ nêu rõ vị trí từng khu, đồ vật để và các khu lân cận. sơ đồ tuân thủ quy trình một chiều.

(4)Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển và bày bán thực phẩm: Trình bày sơ đồ theo hình cây và theo nguyên tắc một chiều.

(5)Bản kê về cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở: Chỉ rõ vị trí địa lý, môi trường, các trang thiết bị, dụng cụ, và tình trạng của chúng, hệ thống thông gió, điện nước, cống rãnh…

(6)Giấy xác nhận kiến thức: trước đó chủ cơ sở phải làm hồ sơ đề nghị xin xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Giấy xác nhận kiến thức có thể nộp bản sao công chứng, chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của cơ sở đóng dấu.

(7)Giấy khám sức khỏe: chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải đi khám sức khỏe tại các bệnh viện đa khoa cấp quận, huyện trở lên. Loại giấy khám sức khỏe A3, có ảnh thẻ giáp lai.

Trên đây là một số lưu ý mà Chúng tôi đưa đến cho các bạn, tuy nhiên mỗi ngành nghề lại đòi hỏi thêm một số giấy tờ khác nhau.

Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894. Email: Info@Khanhanlaw.net

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894