An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đượchiểu theo cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinhcho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trảiqua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩmquyền. Tuy nhiên, khi xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, có nhiều vấnđề khó tránh khỏi khi một cơ sở muốn xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thựcphẩm. Bài viết dưới đây của Khánh An sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho quý bạnđọc về Một số lưu ý xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chitiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Để cơ sở được cấp giấy chứng nhậnATVSTP, cơ sở đó cần đảm bảo những điều kiện cơ bản được quy định tại Điều 34Luật An toàn thực phẩm 2010. Cụ thể như sau:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thựcphẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tạiChương IV của Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thựcphẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATVSTP đượcquy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, cụ thể, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệsinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền;
- Bản sao công chứng giấy đăng kí kinhdoanh ngành liên quan đến thực phẩm;
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực;
- Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm vàsản xuất tại cơ sở;
- Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở;
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận sứckhỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở;
- Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệsinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất;
- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệuvà kiểm định nguồn nước sử dụng;
- Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thựcphẩm theo mẫu quy định.
Hiện nay rất nhiều cơ sở vẫn cho rằnggiấy chứng nhận ATVSTP có thời hạn vĩnh viễn, tuy nhiên, quy định về thời hạn củagiấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định tại Điều 37 Luật Antoàn thực phẩm 2010, cụ thể:
- Giấy chứng nhậncơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứngnhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợptiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiệntheo quy định tại Điều 36 của Luật An toàn thực phẩm 2010.
Mong rằng bài viết trên của Khánh Ancung cấp thông tin cần thiết cho quý bạn đọc về một số lưu ý xin giấy chứng nhậnan toàn vệ sinh thực phẩm, để được hướng dẫn chi tiết, vui lòng liên hệ vớiKhánh An để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.