Trang chủ » Giấy phép con » Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Chứng nhận HACCP là gì? Chứng nhận HACCP có thay thế Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm được không?

Thứ Sáu, 08/11/24 lúc 16:23.

Chứng nhận HACCP là gì? Chứng nhận HACCP có thay thế Giấyphép An toàn vệ sinh thực phẩm được không?

Hiện nay với quy địnhpháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở nên chặt chẽ, nhiều doanhnghiệp có thắc mắc rằng nếu doanh nghiệp đã có chứng nhận HACCP rồi thì có cầnxin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nữa hay không? Trong bài viết dưới đây,Khánh An sẽ đồng hành cùng Quý Khách hàng để giải đáp thắc mắc này.

1. Chứng nhận HACCP là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm thì chứngnhận HACCP là chứng nhận về phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn.

Chính sách của Nhà nước về an toànthực phẩm

...

4. Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổchức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP),Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơvà kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩmtiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

...

2. Có cần xin giấy phép vệ sinh an toànthực phẩm nữa không khi đã có chứng nhận HACCP nữa không?

Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủđiều kiện an toàn thực phẩm như sau:

"Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấpGiấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Các cơ sở sau đây không thuộc diệncấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩmkhông có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vậtliệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng kýngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong cácGiấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy vàđiểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000,Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm(BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương cònhiệu lực.

2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điềunày phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.”

Theo đó, nếu doanhnghiệp đã có chứng nhận HACCP cho cơ sở sản xuất thực phẩm thì không cần phảixin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn cầnphải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

3.  Phương thức kiểm tra giảm có được ápdụng đối với lô hàng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về các trường hợp kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng, mặt hàngnhư sau:

Áp dụng phương thức kiểm tra

1. Kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong cáctrường hợp sau đây:

a) Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chứccó thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạtđộng kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tracủa cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp vớiquy định của pháp luật Việt Nam;

b) Đã có 03 (ba) làn liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩutheo phương thức kiểm tra thông thường;

c) Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lýchất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.

2. Kiểm tra thông thường áp dụng đối với tất cả mặt hàng của lô hàng nhậpkhẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

3. Kiểm tra chặt áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng nhập khẩu thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:

a) Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trướcđó;

b) Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra(nếu có);

c) Có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BộCông Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nướcngoài hoặc của nhà sản xuất.

4. Chuyển từ phương thức kiểm tra chặt sang phương thức kiểm tra thôngthường trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này, nếu saukhi áp dụng phương thức kiểm tra chặt 03 (ba) lần liên tiếp mà kết quả đạt yêucầu nhập khẩu;

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, khi có vănbản thông báo ngừng kiểm tra chặt của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn hoặc Bộ Công Thương của Việt Nam.

Như vậy, lô hàng áp dụng hệ thống quảnlý chất lượng HACCP có thể được áp dụng phương thức kiểm tra giảm theo quyđịnh.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trịchúng tôi mang lại cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phảnhồi rất tích cực, điều đó đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như hômnay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua sốHotline: 02466.885.821hoặc 096.987.7894.

Email: Info@khanhanlaw.net

Hoặc để lại thông tin trên Website, chúng tôi sẽ liên hệ đến Bạn.

 

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894