Trang chủ / Tư vấn khác / Bài viết tư vấn

Hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở theo quy định pháp luật hiện hành

Thứ 6, 10/09/21 lúc 10:26.

Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng trong các hoạt động của tổ chức đó. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành. Việc công bố tiêu chuẩn cở sở gần như là một yêu cầu bắt buộc trước khi doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường. Vậy tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng như thế nào? Trình tự công bố tiêu chuẩn cơ sở ra sao?Khánh An sẽ giải đáp những thắc mắc này đến Quý khách hàng thông qua bài viết dưới đây.

1.                Cơ sở pháp lý

-          Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006

-          Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

-          Thông tư số: 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn

-          Thông tư số 29/2011/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 21/2007/TT-BKHCN

 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành

2.                Các loại tiêu chuẩn cơ sở

-          Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;

-          Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo và hiệu chuẩn;

-          Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản;

-          Tiêu chuẩn quá trình;

-          Tiêu chuẩn dịch vụ;

-          Tiêu chuẩn môi trường.

Tùy theo loại hình, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý nội bộ, các cơ sở có thể vận dụng cách thức phân loại trên hoặc bổ sung loại tiêu chuẩn mới để quy định về phân loại tiêu chuẩn một cách thích hợp cho cơ sở mình.

3.                Các Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở:

-          Chấp nhận tiêu chuẩn tương ứng sẵn có hiện tại của quốc tế, của khu vực, của nước ngoài hoặc của Việt Nam để xây dựng thành TCCS;

-        Xây dựng từ đầu và mới hoàn toàn, dựa trên việc sử dụng các kết quả kiểm nghiệm, thử nghiệm, nghiên cứu khoa học, phân tích, đánh giá…

-          Sửa đổi, bổ sung lại bản công bố tiêu chuẩn cơ sở đang được áp dụng hiện hành tại cơ sở đó để có được bộ TCCS mới phù hợp hơn.

 

4.                Trình tự xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở:

Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS

Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS

Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS

Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS

Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS

Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS

Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS

Bước 8: Công bố TCCS

Bước 9: In ấn TCCS.

 

5.                Thẩm quyền công bố tiêu chuẩn cơ sở

Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trong các phương tiện gồm: bao bì hàng hóa, nhãn hàng hóa, tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.

 

Người đứng đầu cơ sở ký văn bản quyết định ban hành TCCS


6.                Hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở:

-        Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

-       Tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành). Nếu doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm trong hồ sơ.

 

7.                Thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở

Bước 1: Sau khi công bố, doanh nghiệp gửi hồ sơ công bố tiêu chuẩn đến  Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính phù hợp của tiêu chuẩn với các quy định của nhà nước.

Bước 3: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ cấp phiếu tiếp nhận công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở . Quý khách hàng còn thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp Khánh An để nhận tư vấn. UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang lại cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN

Address:Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Mobile: 02466.885.821 / 096.987.7894

Web: Khanhanlaw.com

Email: Info@khanhanlaw.net

Rât hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!

 

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
DỊCH VỤ TRỌNG TÂM
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI MEXICO Mexico, với nền kinh tế phát triển nhanh chóng và chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường tại khu vực châu Mỹ Latin. Việc thành lập doanh nghiệp tại Mexico không chỉ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường nội địa lớn mạnh mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với các quốc gia khác trong khu vực thông qua các hiệp định thương mại tự do. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các cơ hội, lợi ích, và quy trình thành lập doanh nghiệp tại Mexico.
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG QUỐC Trung Quốc, với sức mạnh kinh tế và tốc độ phát triển ấn tượng, đồng thời là một trong những thị trường kinh doanh quan trọng nhất toàn cầu. Với dân số đông đảo và nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nước này thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình thành lập công ty tại Trung Quốc đòi hỏi phải nắm vững các quy định và thủ tục pháp lý đặc thù.
Quy định mới nhất năm 2022 về nhập khẩu test covid Test covid là trang thiết bị y tế thuộc loại sinh phẩm chuẩn đoán Invitro chuẩn đoán việc nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Cùng Khánh An tìm hiểu thủ tục nhập khẩu test covid theo quy định mới nhất năm 2022 trong bài viết sau:
CẤP PHÉP TRONG TRƯỜNG HỢP CẤP BÁCH ĐỐI VỚI TEST NHANH COVID-19 SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Giá test nhanh nhập khẩu dao động trong khoảng giá khá rộng từ 80.000 VNĐ – 110.000 VNĐ / test do các chi phí cao về vận chuyển quốc tế, bảo quản, thuế quan, trong bối cảnh như vậy. Như vậy, đối với thị trường Việt Nam thì test nhanh sản xuất trong nước đang dần có ưu thế về mặt giá trong bối cảnh cơ quan nhà nước đang tích cực thực hiện bình ổn giá test nhanh và thị trường test nhanh nhập khẩu đang dần bão hòa với gần 100 test nhanh nhập khẩu đã được cấp phép.
Phân biệt khuyến mại với chiết khấu thương mại Câu hỏi: Bạn ơi mình không hiểu chiết khấu với khuyến mại thì khác nhau chỗ nào? Bạn giải thích giúp mình với, để làm hai hình thức đó thì có phải đăng ký gì không? Người gửi: Bạn Nam Anh. Nội dung tư vấn: Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục
Quyền ly hôn và nuôi con khi chồng ngoại tình? Câu hỏi: Vợ chồng em kết hôn đã được 4 năm, hiện tại em có 2 đứa con. 1 đứa 3 tuổi rưỡi và một đứa mới được 8 tháng. Trong thời gian mà em ở cữ thì chồng em ngoại tình. Em đã bỏ qua 1 lần rồi nhưng vẫn tái lại. Em không
Làm sao để chứng minh 02 số Chứng minh thư nhân dân là của cùng 1 người? Câu hỏi: Chị có thay chứng minh thư, giờ trong sổ đỏ đất đai lại là số chứng minh cũ. Giờ có cách nào để chứng minh 2 số cmnd là 1 không? Cảm ơn em Người gửi: Chị Lê Trang Nội dung tư vấn: Cảm ơn Chị Trang đã gửi câu hỏi  tới chuyên
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ Câu hỏi: Thủ tục thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Cần phải đáp ứng điều kiện gì để hoạt động dịch vụ đòi nợ. Quy định của pháp luật có đang dự thảo thay đổi điểm nào có lợi không? Người gửi: Bạn Quyên. Nội dung tư vấn: Cảm ơn Bạn
Có thể bạn quan tâm
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894