Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện bao gồm: Tư vấn giám sát thi công các công trình điện (bao gồm nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, đường dây và trạm biến áp); tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện (không gồm hoạt động lập dự án đầu tư, đấu thầu công trình điện). Muốn hoạt động trong lĩnh vực này doanh nghiệp cần xin cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện. Qua bài viết dưới đây Khánh An mong rằng có thể mang đến những thông tin cơ bản, chi tiết về thủ tục Cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, cụ thể như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật điện lực 2004, sửa đổi bổ sung 2012.
- Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BCT năm 2019 quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.
2. Nội dung tư vấn
a. Điều kiện để được Cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật có ngành nghề tư vấn chuyên ngành điện
- Có cán bộ chuyên môn có chứng chỉ chuyên ngành điện;
- Có trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo cho công việc tư vấn.
b. Cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực
· Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo VBHN
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Danh sách trích ngang các chuyên gia tư vấn chính; bản sao bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của chuyên gia tư vấn chính có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.
- Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.
- Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn.
· Thẩm quyền cấp giấy phép:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với Tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm:
+ Tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương
+ Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương.
- Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với cái trường hợp còn lại
Lưu ý: Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép cho nhiều hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, trong đó có ít nhất một hoạt động thuộc thẩm quyền của Cục Điều tiết điện lực thì giấy phép hoạt động điện lực cho các hoạt động này do Cục Điều tiết điện lực cấp.
· Thời hạn giấy phép: 05 năm
c. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Chậm nhất trước 15 ngày làm việc tính từ ngày dự kiến chính thức vận hành thương mại, tổ chức tham gia hoạt động phát điện phải nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.
- Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Cục Điều tiết điện lực:Thực hiện trên cổng Dịch vụ công trực tuyến.
+ Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Dịch vụ công trực tuyến theo địa chỉ: http://online.moit.gov.vn; sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến;
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên cổng Dịch vụ công trực tuyến, Cục có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính.
- Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:Thực hiện gửi trực tiếp, qua đường dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực (nếu có).
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, UBND có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi và trả lời bằng văn bản.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
d. Giấy phép hoạt động điện lực được cấp gồm 03 bản chính: 01 bản giao cho đơn vị được cấp giấy phép, 02 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về Thủ tục Cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực. Mọi thắc mắc, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty TNHH tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ một cách nhanh gọn, hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: info@khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn sớm nhất.
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@khanhanlaw.net.
Khánh An là một công ty tư vấn tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và Đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi qua website: khanhanlaw.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 02488.821.921 hoặc 096.987.7894.