Thời
đại công nghệ 4.0 đang phát triển vượt bậc, tác động đến tất cả các ngành, các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, dịch vụ chữ ký số đang ngày càng thu
hút được một số lượng lớn các cá nhân,tổ chức, doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên,
bên cạnh đó vẫn còn số ít những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vẫn chưa hiểu biết
về dịch vụ này. Vậy, chữ ký số được sử dụng trong những trường hợp nào, có ý
nghĩa gì? Bài viết dưới đây Khánh An sẽ giải đáp thắc mắc trên, cụ thể như sau:
1.
Trước
hết, cần hiểu chữ ký số là gì?
Theo quy định tại Nghị định
130/2018/NĐ-CP thì "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra
bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng,
theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người
ký có thể xác định được chính xác theo các quy định của pháp luật.
-
Một trong rất nhiều công dụng của chữ ký
số mà doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch điện tử là một trong những ứng dụng
để giao dịch với các cơ quan, tổ chức của nhà nước để thực hiện thủ tục hành
chính như đăng ký thành lập doanh nghiệp, kê khai và nộp thuế điện tử, kê khai
và đóng bảo hiểm xã hội,… mà không phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước. Do đó
DN có thể tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, thủ tục đơn giản, nhanh
chóng.
-
Cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
có thể dùng chữ ký số như trong những công cụ bảo mật các email của mình để thực
hiện việc trao đổi các thông tin, giấy tờ nhanh chóng, an toàn.
-
Chữ ký số token được sử dụng thay cho chữ
ký thông thường trong tất cả các trường hợp giao dịch điện tử và luôn bảo đảm
tính pháp lý tương đương theo quy định của luật giao dịch điện tử như khi ký kết
hợp đồng của các cá nhân, cơ quan tổ chức.
2.
Được
phép sử dụng chữ ký số trong trường hợp nào?
Với cá nhân, chữ ký số có giá trị
pháp lý tương đương với chữ ký tay; đối với doanh nghiệp, tổ chức, chữ ký số có
giá trị tương đương với con dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật.
-
Giao dịch thông thường:
Chữ ký số được sử dụng thay cho chữ
ký thông thường trong tất cả các trường hợp giao dịch điện tử và luôn bảo đảm
tính pháp lý tương đương theo quy định của luật giao dịch điện tử như khi ký kết
hợp đồng của các cá nhân, cơ quan tổ chức.
-
Giao dịch với đối tác:
Để giao dịch được với các đối tác từ
xa, doanh nghiệp nhất định không thể không sử dụng chữ ký số. Chữ ký số giúp
cho việc trao đổi hợp đồng, văn bản, chứng từ hay mua bán hàng hóa có thể được
thực hiện mà không cần gặp mặt trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo an toàn về bảo mật
thông tin cũng như danh tính của các bên. Không những thế còn tiết kiệm được
khá nhiều thời gian và công sức di chuyển nếu các đối tác ở vị trí địa lý không
thuận tiện cho việc gặp mặt trao đổi.
-
Giao dịch với cơ quan nhà nước:
Chữ ký số được ứng dụng nhiều nhất
trong các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước như: đăng ký thành lập doanh
nghiệp, bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi con dấu, thay đổi người đại diện
pháp luật, kê khai và nộp thuế điện tử, kê khai và đóng BHXH, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,… Nhờ có chữ ký số, doanh
nghiệp không cần phải trực tiếp tới cơ quan nhà nước để thực hiện các thủ tục
hành chính, từ đó tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức cũng như chi phí
cho mỗi lần giao dịch.
Trên đây là bài tư vấn của chúng
tôi về dịch vụ chữ ký số. Mọi thắc mắc, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với
Công ty TNHH tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ một
cách nhanh gọn, hiệu quả.
UY
TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng
tôi mang tới cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi
tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ cho chúng tôi qua
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: info@khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website
Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn sớm nhất.