Trên thực tế, khi giao kết hợpđồng, các bên thường ít quan tâm tới thẩm quyền của người ký kết. Không ít xungđột đã xảy ra do tranh chấp xung quanh việc tiếp tục thực hiện hợp đồng đượcxác lập bởi người không có quyền đại diện. Điều này đã gây ra không ít nhữngkhó khăn, thậm chí xảy ra thiệt hại nặng nề đối với các hợp đồng có giá trị lớn.Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này? Hợp đồng được xác lậpbởi người không có quyền đại diện liệu có còn hiệu lực pháp lý? Dưới đây, Côngty Tư vấn Khánh An sẽ cung cấp thông tin tới Quý Khách hàng về nội dung này.
- Bộ luật Dân sự năm 2015
Điều 141 BLDS quy định về phạmvi đại diện như sau:
"1. Người đại diện được xác lập, thực hiện hợp đồng trong phạm vi đại diệntheo các căn cứ sau đây:
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Điều lệ của pháp nhân;
- Nội dung ủy quyền;
- Quy định khác của pháp luật;
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy địnhtại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thựchiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợppháp luật có quy định khác.”
Như vậy, một người được coi là có quyền đại diện nếutrong điều lệ của pháp nhân, trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nộidung của văn bản ủy quyền hoặc tại quy định khác của pháp luật có quy định vềnhững việc mà người đó được làm với tư cách là người đại diện.
Nhìn chung, các hợp đồng dongười không có quyền đại diện xác lập vẫn sẽ có hiệu lực nhưng không làm phátsinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một số trường hợp ngoại lệ.Các trường hợp đó có thể kể tới như:
- Người được đại diện đãcông nhận giao dịch;
- Người được đại diện biếtmà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
- Người được đại diện có lỗidẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đãxác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
Ngoài ra, tuy hợp đồng khônglàm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện nhưng các nghĩa vụ vẫn sẽđược thực hiện bởi người không có quyền đại diện. Bởi hợp đồng lúc này đã đượcxác lập giữa hai bên và chính thức có hiệu lực, cần có người đứng ra thực hiệncác công việc như đã giao kết. Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi của bên giaokết hợp đồng khi không biết hoặc không thể biết về việc người ký hợp đồng vớimình có quyền đại diện hay không.
Bên cạnh đó, theo quy định tạikhoản 3 Điều 142 BLDS, người đã giao kết hợp đồng với người không có quyền đạidiện có thể đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệthại (nếu có).
Lưu ý: Nếu người khôngcó quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện hợp đồng mà gâyra thiệt hại cho người đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thườngthiệt hại.
Trên đây là nội dung tư vấncủa chúng tôi về Hiệu lực pháp lý của hợpđồng do người không có thẩm quyền đại diện xác lập. Mọi vấn đề thắc mắc, Quý kháchhàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Tư vấn Khánh An chúng tôi để đượctư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Kháchhàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại độnglực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúngtôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc096.987.7894.
Email: info@khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin quaWebsite Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.