Nhượng quyền thương mại và chuyển quyền sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp đều là những hoạt động mang lại lợi ích nhất định. Tuy
nhiên giữa hai hoạt động này vẫn gây ra nhầm lẫn cho nhiều người. Ở bài viết dưới
đây, KHÁNH AN sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa hai hợp đồng: Hợp
đồng nhượng quyền thương mại và Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp.
Tiêu chí
|
Hợp đồng nhượng quyên thương mại
|
Hợp đống chuyển quyền sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp (Li xăng)
|
Khái
niệm
|
Là
sự Thoả thuận giữa các bên theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên
nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các
điều kiện sau đây:
-
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng
dv được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định
và đượ gắn với nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kd, khẩu hiệu, biểu tượng
kinh doanh quảng cáo của bên nhượng quyền.
-
Bên nhượng quyền có quyền kiểm
soát và trơ giúp cho bên nhận quyền trong việc đièu hành công việc kinh
doanh.
|
Là
sự thoả thuận giữa các bên theo đó chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc
người được chủ sở hữu cho phép, cho phép tổ chức cá nhân khác sử dụng đối tượng
sở hữu công nghiệp trong phạm vi thoả thuận của các bên.
|
Đối
tượng
|
Quyền
thương mại bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
-
Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến
hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do
Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại,
khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
-
Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại
chung;
-
Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp
đồng nhượng quyền thương mại chung;
-
Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp
đồng phát triển quyền thương mại.
|
Quyền
sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong đó, đối tượng được phép thực hiện
li xăng không bao gồm chỉ dẫn địa lý, tên thương mại.=> Phạm vi hẹp hơn so
với đối tượng của Hợp đồng nhượng quyền thương mại
|
Chủ
thể hợp đông
|
-
Bên nhượng quyền: phải là thương
nhân và phải đáp ứng các đièu kiện sau:
+ Hệ thống kinh doanh
dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp
thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài,
thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương
mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
+ Đã đăng ký hoạt động
nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền
+ Hàng hóa, dịch vụ
được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hóa, dịch vụ không thuộc
Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
-
Bên nhận quyền: phải là thương
nhân được phép nhận quyên thương mại khi có đăng ký kinh doanh nghành nghề
phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
|
-
Bên chuyển giao: Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc bên nhận
chuyển giao từ một hợp đồng chuyển giao khác
-
Bên nhận chuyển giao: tổ chức, cá
nhân có nhu cầu sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
|
Mối
quan hệ giữa các bên chủ thể
|
Có mối quan hệ rang
buộc chặt chẽ giữa các chủ thể.
-
Bên nhận quyền phải tuân theo những
tiêu chuẩn kỹ thuật do bên nhượng quyền đặt ra, đồng thời phải chịu sự kiểm
soát của bên nhượn quyền
-
Bên nhượng quyền có nghĩa vụ giúp
đỡ, hỗ trợ cho bên nhượng quyền trong suốt thời gian có hiệu lực của Hợp đồng
|
-
Bên chuyển quyền có quyền kiểm
tra chất lượng của hàng hoá, dịch vụ mang đối tượng sở hữu công nghiệp của
bên nhân chuyển giao để đảm bảo hàng hoá được sản xuất có chất lượng như hàng
hoá mà bên chuyển giao sản xuất
ð
Không
chặt chẽ
|
Sự
hỗ trợ giữa các bên
|
-
Bên nhượng quyền cho phép bên nhận
quyền tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cách thức của bên nhượng
quyền. Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về kỹ
thuật cho bên nhận quyền
|
-
Tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa
các bên. Thông thường, chỉ có sự hỗ trợ ban đầu khi chuyển giao quyền sử dụng
đối tượng sở hữu công nghiệp.
|
Chi
phí
|
-
Cao hơn bao gồm phí trả trc (tất cả các chi phí mà bên nhận quyền phải
trả cho bên nhượng quyền để khai thác, sử dụng quyên thương mại, bao gồm cả
chi phí đào tạo, chi phí trang thiết bị) và phí thường xuyên (Phí bên nhận quyên phải trả cho bên nhượng
trên cơ sở doanh thu của mình để duy trì quyền thương mại đã được nhượng)
|
-
Chỉ bao gồm phí chuyển quyền sử dụng.
|
Các
loại HĐ
|
-
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
-
Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ
cấp
-
Hợp đồng phát triển quyền thương
mại (bên nhượng quyền được quyền thành
lâp nhiều hơn một cơ sở để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại
trong một phạm vi khu vực đia lý nhất định)
|
-
Hợp đồng độc quyền
-
Hợp đồng không độc quyền
-
Hợp đồng thứ cấp
|
Hiệu
lực
|
Có
hiệu lực từ thời điểm giao kết hợp đồng (trừ thoả thuận khác). Nếu trong hợp
đồng nhượng quyên thương mại có phần nội dung về chuyển quyền sử dụng đối tượng
SHTT thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật SHTT
|
Có
hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên
Mặc
nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm
dứt.
|
Nguồn
luật điều chỉnh Hợp đồng
|
Pháp
luật Thương mại
|
Pháp
luật SHTT
|