Các giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức tại Việt Nam cung cấp, muốn có giá trị sử dụng ở nước ngoài hoặc ngược lại đều cần thực hiện thủ tục lãnh sự hóa tài liệu. Một số giấy tờ, tài liệu phổ biến thường được lãnh sự hóa có thể kể tới như: hồ sơ xin định cư, giấy phép lao động cho người nước ngoài, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư… Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này? Dưới đây, Công ty Tư vấn Khánh An xin cung cấp thông tin tới Quý Khách hàng qua bài viết dưới đây.
- Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự
- Thông tư hướng dẫn thực hiện một số quy định của nghị định số 111/2011/NĐ-CP
Theo Điều 2, Nghị định 111/2011/NĐ-CP, lãnh sự hóa tài liệu bao gồm chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự. Trong đó:
- Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
- Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Như vậy, tùy thuộc vào mục đích sử
dụng của tài liệu ở Việt Nam hay ở nước ngoài mà việc thực hiện lãnh sự hóa tài
liệu sẽ được phân biệt thành chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự.
Theo Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:
- Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại
- Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định các trường hợp giấy tờ, tài liệu không được lãnh sự hóa như sau:
- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
- Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu có chữ
ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
- Giấy tờ, tài liệu có nội
dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Thẩm quyền ký hợp pháp hóa, chứng nhận
lãnh sự thuộc về Cục trưởng Cục Lãnh sự, Giám đốc Sở Ngoại vụ và người đứng đầu
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Lãnh sự hóa tài liệu tại Việt Nam. Quý
khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay
cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN
PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821hoặc 096.987.7894.
Email: info@khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng
tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU
QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách
hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động
lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn các Quý Khách hàng!