Tiếp thị liên
kết (affiliate
marketing) là một hình thức Marketing dựa
trên hiệu suất. Đây là một cách để các doanh nghiệp, công ty tiếp thị các sản
phẩm, dịch vụ của mình dựa trên nền tảng Internet. Trong đó, một cá nhân/công
ty sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều người có nhu cầu quảng bá khác
và được hưởng hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua lượng truy cập,
doanh số bán hàng hoặc mức độ thành công của đơn hàng. Hiểu đơn giản thì tiếp
thị liên kết là 1 hình thức quảng cáo sản phẩm dựa trên nền tảng internet, người
tiếp thị liên kết được coi là người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
Luật quảng cáo năm 2012.
Luật Thương mại năm 2005.
Nghị định số 123/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực
nông nghiệp.
Nghị định số 181/2013 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của luật quảng cáo.
Người tiếp
thị liên kết có
các quyền sau:
- Quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ
quảng cáo;
- Được người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực,
chính xác về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và
các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo;
- Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch
quảng cáo của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa
phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời;
- Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Người tiếp thị liên kết có các nghĩa vụ sau:
- Hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được
quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của
pháp luật về quảng cáo;
- Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện
quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo
và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo;
- Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do
mình trực tiếp thực hiện;
- Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi
người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu
cầu.
Trong
các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những
trường hợp sau:
a)
Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài
hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
b)
Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng
dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền
hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Trong
trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng
cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải
đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc
trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Phải bảo đảm trung thực,
chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người
tiếp nhận quảng cáo.
1.
Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
2.
Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng
minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của
pháp luật.
3.
Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng tài sản.
4.
Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện
sau đây:
a)
Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải
có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do
Bộ Y tế phê duyệt;
b)
Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp
luật về y tế;
c)
Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia
dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
d)
Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại
khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối
với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản
phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
đ)
Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất
lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải
đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố
tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực
phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
e)
Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn
hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
g)
Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế
sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
h)
Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo
vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo
sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
i)
Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản
tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
k)
Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi,
chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
5.
Chính phủ quy định điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc
biệt khác khi có phát sinh trên thực tế.
a) Không được thiết kế, bố trí phần
quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin;
b) Đối với những quảng cáo không ở
vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc
mở quảng cáo, thời gian chở tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây.
2. Quảng cáo trên trang thông tin điện
tử của cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Quảng cáo trên trang thông tin điện
tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới
có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Quảng cáo bằng hình thức gửi tin
nhắn, thư điện tử quảng cáo:
a) Tổ chức, cá nhân chỉ được phép gửi
tin nhắn và thư điện tử quảng cáo khi có sự đồng ý trước của người nhận;
b) Nhà cung cấp dịch vụ thông tin điện
tử, viễn thông chỉ được phép gửi tin nhắn, thư điện tử có nội dung quảng
cáo về các dịch vụ của mình; chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo đến điện thoại
trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ; không được gửi quá ba tin nhắn
quảng cáo đến một số điện thoại, quá ba thư điện tử đến một địa chỉ thư
điện tử trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người
nhận;
c) Tổ chức, cá nhân quảng cáo phải bảo
đảm cho người nhận có khả năng từ chối quảng cáo; phải chấm dứt
ngay việc gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo nếu người nhận thông báo
từ chối quảng cáo và không được thu phí dịch vụ đối với thông báo từ
chối của người nhận.
2. Quảng cáo bằng các hình thức khác
trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông
khác phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ đặc biệt (mỹ phẩm, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, hóa chất, chế phẩm diệt côn
trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế trang thiết bị y tế sản phẩm sữa
và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuốc bảo vệ
thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật
có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y phân bón,
chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống
cây trồng, giống vật nuôi) chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.
Hiện tại tình trạng quảng cáo một cách tự phát, tràn lan,
khó kiểm soát vẫn diễn ra phổ biến mà chưa có biện pháp ngăn chặn.
Cụ thể: Tại các điểm a, b, khoản 1,
Điều 55 của Nghị định 158/2013/NĐ- CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực văn hóa thể thao, du lịch và quảng cáo chỉ quy định chế tài xử phạt vi phạm
quảng cáo đối với những hành vi "Không thông báo theo quy
định về tên, địa chỉ, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam
thực hiện dịch vụ quảng cáo cho chủ sở hữu trang thông tin điện tử của tổ chức,
cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới; Không báo cáo theo quy định về hoạt động thực hiện dịch vụ quảng
cáo của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam thực hiện dịch
vụ quảng cáo cho chủ sở hữu trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước
ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới”.
Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý,
cung cấp sử dụng dịch vụ internet chỉ quy định một trong những hành vi bị cấm
có cả "hành vi quảng cáo, truyên truyền,
mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm”.
Các quy định này cho thấy pháp luật mới
chỉ đề cập đến những hành vi quảng cáo hàng hóa bị cấm, và còn bỏ ngỏ đối với
việc quảng cáo hàng hóa thông dụng trên các tài khoản cá nhân. Do đó, rất
khó kiểm soát được tính trung thực của thông tin quảng cáo. Ngoài ra việc bỏ
qua việc quảng cáo hàng hóa thông dụng trên các tài khoản cá nhân sẽ dẫn đến
tình trạng thất thu thuế khi ý thức chấp hành quy định pháp luật về nghĩa vụ thuế của các cá nhân hoạt động
tiếp thị liên kết chưa cao.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng
tôi về Quy định pháp luật về Tiếp thị liên kết. Quý khách hàng có vấn đề thắc mắc
hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được Nhận tư
vấn miễn phí qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: info@khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khananlaw.com. Chúng tôi sẽ
liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi
đem đến cho Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng.