Các trang thiết bị y tế loại A,B được phân loại mức độ rủi ro thấp hơn loại
CD, do đó chỉ cần thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y
tế tại Sở Y Tế. Cùng Khánh An tìm hiểu trong bài viết sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Nghị định 98/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành;
2. Số công bố tiêu chuẩn áp dụng thiết bị y tế loại A,B là gì?
Số lưu hành của trang thiết
bị y tế là:
a) Số công bố tiêu chuẩn áp
dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B;
b) Số giấy chứng nhận đăng
ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.
Chủ sở hữu số lưu hành là
tổ chức công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B
3. Hiệu lực của Số công bố tiêu chuẩn áp dụng thiết bị y tế loại
A,B
Hiệu lực của số lưu hành:
số lưu hành của trang thiết bị y tế có giá trị không thời hạn, trừ trường hợp
số lưu hành trang thiết bị y tế được cấp theo quy định về cấp khẩn cấp số lưu
hành trang thiết bị y tế phục vụ cho phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả
thiên tai, thảm họa. Căn cứ hồ sơ thực tế của trang thiết bị y tế đề nghị cấp
số lưu hành khẩn cấp, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thời hạn cụ thể của số lưu
hành.
4. Điều kiện để công bố
tiêu chuẩn áp dụng thiết bị
y tế loại A,B
1. Điều kiện để công bố
tiêu chuẩn áp dụng hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang
thiết bị y tế:
a) Được sản xuất tại cơ sở
sản xuất đã công bố đủ điều kiện sản xuất đối với trang thiết bị y tế sản xuất
trong nước;
b) Được sản xuất tại cơ sở
sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO
13485 và được lưu hành tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đối với trang
thiết bị y tế nhập khẩu;
c) Phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn mà nhà sản xuất công bố áp dụng.
2. Không cho phép thực hiện
lại thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành đối với trang
thiết bị y tế thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trang thiết bị y tế
thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này;
b) Trang thiết bị y tế bị
thu hồi thuộc trường hợp theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 38 Nghị định
này.
3. Không tiếp nhận hồ sơ
công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành trong thời hạn 12 tháng, kể từ
ngày có quyết định thu hồi số lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc một
trong các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này.
5. Các trường hợp miễn công bố tiêu chuẩn áp dụng thiết bị y tế loại
A,B
1. Trang thiết bị y tế chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thử nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, khảo
nghiệm, đánh giá chất lượng, đào tạo hướng dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị
y tế.
2. Trang thiết bị y tế nhập
khẩu vào Việt Nam với mục đích viện trợ hoặc khám, chữa bệnh nhân đạo hoặc để
phục vụ hoạt động hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc để sử
dụng cho mục đích là quà tặng, quà biếu cho cơ sở y tế hoặc chữa bệnh cá nhân,
đặc thù cá nhân hoặc theo nhu cầu chẩn đoán đặc biệt của cơ sở y tế.
3. Trang thiết bị y tế chưa
có số lưu hành nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, khắc
phục hậu quả thiên tai, thảm họa mà trên thị trường chưa có sẵn các trang thiết
bị y tế khác có khả năng thay thế.
4. Trang thiết bị y tế sản
xuất tại Việt Nam chỉ với mục đích xuất khẩu hoặc tham gia trưng bày, hội chợ,
triển lãm ở nước ngoài.
6. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng thiết bị y tế loại
A,B
Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại
A, B bao gồm:
1. Văn bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại
A, B.
2. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 còn hiệu
lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
3. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức đứng tên
công bố tiêu chuẩn áp dụng còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế
cấp, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở
hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành.
5. Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt,
kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị
y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành.
Riêng đối với thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro: tài liệu
kỹ thuật bằng tiếng Việt kèm theo tài liệu về nguyên vật liệu, về an toàn của sản
phẩm, quy trình sản xuất, các báo cáo nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng bao
gồm báo cáo độ ổn định.
6. Giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn sản phẩm
do chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố.
Riêng đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước bổ sung kết quả đánh giá
các thông số hóa, lý, vi sinh và các thông số khác do cơ sở đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật về đánh giá sự phù hợp cấp hoặc Giấy chứng nhận đánh giá
chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trang thiết bị y tế
chẩn đoán in vitro. Kết quả đánh giá phải phù hợp với tiêu chuẩn mà chủ sở hữu
trang thiết bị y tế công bố.
7. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế.
8. Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế.
9. Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối
với trang thiết bị y tế nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm:
Dịch vụ xin giấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế uy tín giá rẻ
Thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế
----
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Số Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương
Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: info@khanhanlaw.net
Website: https://khanhanlaw.com/