Nhượng quyền thương mại là hoạt động kinh doanh rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Vậy nhượng quyền thương mại được quy định như thế nào theo pháp luật Việt Nam.
1. Căn cứ pháp lý
Luật thương mại năm 2005;
Nghị định 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/3/2006 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
Nghị định 08/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/01/2018 sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ công thương.
Và các văn bản khác có liên quan.
2. Nhượng quyền thương mại là gì?
Căn cứ theo Điều 284 Luật thương mại năm 2005, Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
3. Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì?
STT | Tiêu chí | Bên nhượng quyền | Bên nhận nhượng quyền |
1 | Ưu điểm | Mở rộng mô hình kinh doanh và hệ thống phân phối sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh nhất Có thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền Giảm thiểu rủi ro và chi phí khi phát triển ở các thị trường mới Tăng danh tiếng thương hiệu cho doanh nghiệp | Được hỗ trợ đào tạo để vận hành mô hình kinh doanh như trainning nhân viên, lập kế hoạch tài chính, cách bố trí cửa hàng,… Được sử dụng thương hiệu đã có danh tiếng Có được lượng khách hàng quen đông đảo Được hỗ trợ chiến lược marketing chuyên nghiệp |
2 | Hạn chế | Phải luôn kiểm soát được các cửa hàng Dễ bị ảnh hưởng xấu. Chỉ cần 1 cửa hàng không tuân thủ quy định có thể làm mất danh tiếng của cả hệ thống Xảy ra tranh chấp giữa các cơ cở kinh doanh | Phải đạt được tiêu chuẩn của bên nhượng quyền mới có thể nhận được nhượng quyền Chia sẻ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền Dễ xảy ra cạnh tranh trong hệ thống nhượng quyền Luôn bị kiểm soát và hoạt động theo nguyên tắc đã định sẵn, không linh hoạt Phải trả phí nhượng quyền và chia lợi nhuận hàng năm. Thương hiệu của bên khác không phải của mình. |
4. Điều kiện nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP:
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
5. Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
6. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
Nội dung của quyền thương mại.
Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
7. Ngôn ngữ hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
8. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
9. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ công thương.
Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền:
Nhượng quyền trong nước;
Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Tham khảo:
Dịch vụ soạn thảo/review hợp đồng và văn bản quy định nội bộ
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho Khánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@khanhanlaw.net.
Khánh An là một công ty tư vấn tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và Đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi qua website: khanhanlaw.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 02488.821.921 hoặc 096.987.7894.