Trang chủ / Tư vấn khác / Bài viết tư vấn

Quy định pháp luật Việt Nam về gọi vốn cộng đồng (crowfunding)

Thứ 4, 10/05/23 lúc 11:27.

Gọi vốn cộng đồng (crowfunding) là một kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp khởi nghiệp startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án đầu tư. Vậy gọi vốn cộng đồng được quy định như thế nào theo pháp luật Việt Nam.

Gọi vốn cộng đồng là gì

Gọi vốn cộng đồng là một hình thức gây quỹ tập thể mà theo đó những cá nhân, tổ chức đóng góp tiền của họ thông qua nền tảng công nghệ để hỗ trợ cho các dự án hoặc sáng kiến do cá nhân, tổ chức khác khởi xướng.

Các hình thức gọi vốn cộng đồng cơ bản

Góp vốn cho vay (lending-based crowdfunding): là hình thức những người góp vốn trở thành bên cho vay, hình thức này phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ không đủ tài sản thế chấp để vay ngân hàng, cần sự trợ giúp của những người ủng hộ trong xã hội. Vốn vay sẽ được lấy từ vốn góp của cộng đồng hoặc từ những người đã có kinh nghiệm kinh doanh nhằm tạo thêm dòng vốn luân chuyển lớn hơn giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Góp vốn cổ phần (equity-based crowdfunding): Đây là hình thức mua cổ phần của một công ty mới có tiềm năng. Nhà đầu tư sẽ nhận lại cổ phần cũng như lợi nhuận nếu công ty đó kinh doanh có lãi.

Từ thiện (donation-based crowdfunding): thường được các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ đứng ra kêu gọi tài trợ để giúp đỡ những dự án không nhằm mục tiêu lợi nhuận như hỗ trợ thiên tai, giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt…, do đó chủ dự án không cần trả lợi ích cho người góp vốn.

Nhận quà tri ân (reward-based crowdfunding): Hình thức này giúp huy động vốn để thực hiện những ý tưởng mới chưa bao giờ có trước đó. Số vốn được tài trợ sẽ chia ra thành nhiều gói khác nhau, mỗi gói tương ứng với một phần quà. Nhà đầu tư sẽ nhận được quà khi dự án thành công và nó không xét đến lợi nhuận hay cổ phần.

Quy định pháp luật Việt Nam về gọi vốn cộng đồng

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có khung pháp lý về gọi vốn cộng đồng.

Pháp luật chưa có quy định cụ thể về tư cách, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ gọi vốn cộng đồng (bên gọi vốn cộng đồng, bên góp vốn cộng đồng, bên cung cấp dịch vụ gọi vốn cộng đồng), do đó không có cơ sở pháp lý áp dụng khi phát sinh tranh chấp. Cụ thể, về phía chủ dự án có nguy cơ bị đánh cắp hoặc sao chép ý tưởng kinh doanh, đặc biệt trong trường hợp việc gọi vốn không thành công nhưng pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định để điều chỉnh. Về phía các công ty cung cấp nền tảng công nghệ huy động vốn thì có thể rủi ro về việc áp dụng công nghệ để thẩm định thông tin dự án huy động vốn, rủi ro từ các hoạt động rửa tiền và rủi ro không thực hiện đầy đủ các cam kết của chủ dự án với nhà đầu tư, hay việc bảo đảm hoạt động và uy tín của kênh huy động vốn đều chưa có quy định pháp luật áp dụng. Về phía nhà đầu tư có thể rủi ro, như khoản đầu tư đó không đến đúng với chủ dự án cần nhận vốn do hoạt động của kênh huy động vốn không được bảo đảm cũng là vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh. Ngoài ra, các chủ thể tham gia có thể lợi dụng việc thiếu quy định pháp luật để gọi vốn trái phép, cho vay tín dụng đen… qua các nền tảng gọi vốn cộng đồng.

Hoạt động gọi vốn cộng đồng đang áp dụng pháp luật hiện hành có liên quan như dân sự, thương mại, doanh nghiệp, chứng khoán, thương mại điện tử,…Tuy nhiên, các quy định này chưa thực sự phù hợp với hoạt động gọi vốn cộng đồng. Cụ thể như sau:

Thực tế cho thấy, bên gọi vốn cộng đồng thực hiện hoạt động thương mại điện tử trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên theo văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BTC năm 2021 về thương mại điện tử, nghị định này không điều chỉnh hoạt động thương mại trong lĩnh vực tài chính. Điều đó có nghĩa là các quy định pháp luật về vấn đề này vẫn đang bỏ ngỏ.

Trong mô hình lending-based crowdfunding, căn cứ theo khoản 2 điều 8 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, các hoạt động huy động vốn từ công chúng chưa được cấp phép là không hợp pháp. Do đó các tổ chức cung cấp dịch vụ gọi vốn cổ đông dễ có khả năng bị xem là hoạt động huy động vốn không hợp pháp.

Trong mô hình equity-based, việc xác định bản chất giao dịch phát hành cổ phần của chủ dự án cho các nhà đầu tư có phù hợp với quy định pháp lý hiện hành hay không là một vấn đề khá phức tạp. Trên thực tế, chủ dự án hoàn toàn có thể tự do kêu gọi vốn từ 1-2 nhà đầu tư nhất định nhưng một khi số lượng nhà đầu tư trở nên lớn và đa dạng hơn thì câu hỏi "liệu hoạt động này có bị xem là "chào bán chứng khoán ra công chúng” và chủ dự án sẽ phải đáp ứng các điều kiện cũng như tuân thủ các thủ tục tốn kém và phức tạp để thực hiện hoạt động này theo quy định của Luật Chứng khoán 2019 hay không?

Theo điều 4 Luật chứng khoán năm 2019:

"19. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:

a) Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;

b) Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

c) Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.”

"20. Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 19 Điều này và theo một trong các phương thức sau đây:

a) Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

b) Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.”

Từ quy định trên, bất kỳ việc chào bán chứng khoán nào rơi vào một trong các hình thức được quy định tại khoản 19 Điều 4 của Luật này đều được xem là chào bán chứng khoán ra công chúng. Theo đó, nếu một doanh nghiệp chào bán chứng khoán cho 99 nhà đầu tư không xác định bị xem là đang thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng. Tuy nhiên, khi xem xét khoản 20 Điều 4 của Luật này, chỉ cần việc chào bán không được thực hiện qua phương tiện thông tin đại chúng và nhắm đến 99 nhà đầu tư bất kỳ (không kể là xác định hay không xác định) đều có thể được xem là chào bán chứng khoán riêng lẻ. Như vậy, phải chăng đối với cùng một trường hợp chào bán lại có thể phân loại đồng thời vào cả 2 hình thức chào bán nêu trên. Mặt khác, Luật chứng khoán không giải thích thuật ngữ nhà đầu tư không xác định là gì? Không xác định ở đây là không xác định về số lượng hay danh tính của nhà đầu tư hay cả hai.

Kết luận: Trong bối cảnh luật pháp về gọi vốn cộng đồng không rõ ràng, các bên cần có kiến thức pháp lý sâu rộng để phòng tránh rủi ro.

Tham khảo:

 Dịch vụ soạn thảo/review hợp đồng và văn bản quy định nội bộ

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho Khánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN

Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894

Email:info@khanhanlaw.net

Website:https://khanhanlaw.com/

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
DỊCH VỤ TRỌNG TÂM
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI MEXICO Mexico, với nền kinh tế phát triển nhanh chóng và chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường tại khu vực châu Mỹ Latin. Việc thành lập doanh nghiệp tại Mexico không chỉ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường nội địa lớn mạnh mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với các quốc gia khác trong khu vực thông qua các hiệp định thương mại tự do. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các cơ hội, lợi ích, và quy trình thành lập doanh nghiệp tại Mexico.
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG QUỐC Trung Quốc, với sức mạnh kinh tế và tốc độ phát triển ấn tượng, đồng thời là một trong những thị trường kinh doanh quan trọng nhất toàn cầu. Với dân số đông đảo và nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nước này thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình thành lập công ty tại Trung Quốc đòi hỏi phải nắm vững các quy định và thủ tục pháp lý đặc thù.
Quy định mới nhất năm 2022 về nhập khẩu test covid Test covid là trang thiết bị y tế thuộc loại sinh phẩm chuẩn đoán Invitro chuẩn đoán việc nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Cùng Khánh An tìm hiểu thủ tục nhập khẩu test covid theo quy định mới nhất năm 2022 trong bài viết sau:
CẤP PHÉP TRONG TRƯỜNG HỢP CẤP BÁCH ĐỐI VỚI TEST NHANH COVID-19 SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Giá test nhanh nhập khẩu dao động trong khoảng giá khá rộng từ 80.000 VNĐ – 110.000 VNĐ / test do các chi phí cao về vận chuyển quốc tế, bảo quản, thuế quan, trong bối cảnh như vậy. Như vậy, đối với thị trường Việt Nam thì test nhanh sản xuất trong nước đang dần có ưu thế về mặt giá trong bối cảnh cơ quan nhà nước đang tích cực thực hiện bình ổn giá test nhanh và thị trường test nhanh nhập khẩu đang dần bão hòa với gần 100 test nhanh nhập khẩu đã được cấp phép.
Phân biệt khuyến mại với chiết khấu thương mại Câu hỏi: Bạn ơi mình không hiểu chiết khấu với khuyến mại thì khác nhau chỗ nào? Bạn giải thích giúp mình với, để làm hai hình thức đó thì có phải đăng ký gì không? Người gửi: Bạn Nam Anh. Nội dung tư vấn: Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục
Quyền ly hôn và nuôi con khi chồng ngoại tình? Câu hỏi: Vợ chồng em kết hôn đã được 4 năm, hiện tại em có 2 đứa con. 1 đứa 3 tuổi rưỡi và một đứa mới được 8 tháng. Trong thời gian mà em ở cữ thì chồng em ngoại tình. Em đã bỏ qua 1 lần rồi nhưng vẫn tái lại. Em không
Làm sao để chứng minh 02 số Chứng minh thư nhân dân là của cùng 1 người? Câu hỏi: Chị có thay chứng minh thư, giờ trong sổ đỏ đất đai lại là số chứng minh cũ. Giờ có cách nào để chứng minh 2 số cmnd là 1 không? Cảm ơn em Người gửi: Chị Lê Trang Nội dung tư vấn: Cảm ơn Chị Trang đã gửi câu hỏi  tới chuyên
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ Câu hỏi: Thủ tục thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Cần phải đáp ứng điều kiện gì để hoạt động dịch vụ đòi nợ. Quy định của pháp luật có đang dự thảo thay đổi điểm nào có lợi không? Người gửi: Bạn Quyên. Nội dung tư vấn: Cảm ơn Bạn
Có thể bạn quan tâm
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894