Ở Việt Nam, một công ty có nhiều người đại diện
theo pháp luật được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật doanh nghiệp năm 2014. Tuy
nhiên các quy định này rất khó áp dụng trên thực tế và bộc lộ nhiều hạn chế cho
đến khi Luật doanh nghiệp năm 2020 được ban hành thì các quy định này dần được
hoàn thiện, phù hợp với xu hướng của thời đại.
1. Căn cứ pháp luật
Luật doanh nghiệp năm
2020;
Luật chứng khoán năm
2019;
Và các văn bản
pháp luật khác có liên quan.
2. Số lượng người đại diện theo pháp luật
Theo khoản 2 Điều
12 Luật doanh nghiệp năm 2020, công ty có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện
theo pháp luật. Như vậy, luật không quy định số lượng tối đa người đại diện
theo pháp luật nhưng doanh nghiệp cần đảm bảo có tối thiểu 01 người đại diện
theo pháp luật.
Chế độ nhiều người
đại diện theo pháp luật chỉ áp dụng với công ty cổ phần và công ty TNHH.
3. Phân chia quyền và nghĩa vụ giữa những người đại
diện theo pháp luật
Luật doanh nghiệp
năm 2020 quy định mở về việc phân chia quyền, nghĩa vụ đại diện giữa những người
đại diện theo pháp luật. Theo đó việc phân chia quyền và nghĩa vụ giữa những
người đại diện với nhau dựa trên Điều lệ công ty.
Trong trường hợp
Điều lệ công ty, các văn bản nội bộ không quy định cụ thể về việc phân chia quyền
và nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật thì những người đại diện
theo pháp luật phải liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật và bên thứ ba.
Việc phân chia quyền
và nghĩa vụ giữa những người đại diện là việc phân chia chức năng đại diện công
ty giữa những người đại diện theo pháp luật, không làm thay đổi thẩm quyền của
người quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Khi lựa chọn mô
hình có nhiều người đại diện theo pháp luật, công ty cần xây dựng cơ chế phân
quyền giữa những người đại diện phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động của
công ty vừa hạn chế được rủi ro cho doanh nghiệp cũng như của chính những người
đại diện theo pháp luật.
Cơ chế phân quyền
cần đáp ứng được các điều kiện sau:
Phân định rõ ràng,
cụ thể thẩm quyền đại diện công ty làm những công việc gì.
Việc ký các giấy tờ
của công ty do 1 người ký hay tất cả những người đại diện đều phải ký.
Xác định hiệu lực
của giấy tờ đối với bên thứ ba do nhiều người đại diện ký nhưng có 1 người đại
diện phản đối.
Xác định rõ trách
nhiệm liên đới hay riêng rẽ của những người đại diện theo pháp luật.
Cơ chế giám sát những
người đại diện theo pháp luật.
4. Tiêu chí phân quyền giữa những người đại diện
pháp luật
Phân định thẩm quyền
dựa vào chức vụ, thẩm quyền quản lý của người đại diện pháp luật. Ví dụ: Chủ tịch
HĐQT và TGĐ là người đại diện theo pháp luật của công ty. Theo cách phân định
này thì chủ tịch HĐQT sẽ đại diện cho công ty trong việc ký các giấy tờ liên
quan trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông như: tiếp nhận phần vốn góp, chuyển
nhượng cổ phần, phát hành cổ phần, mua bán, tặng cho tài sản của công ty....Tổng
Giám đốc sẽ đại diện cho công ty trong việc ký các giấy tờliên quan đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của công ty và quản lý nhân sự của công ty.
Phân định thẩm quyền
dựa vào lĩnh vực mà người đại diện pháp luật phụ trách hoặc điều hành trực tiếp.
Ví dụ: Người đại diện phụ trách lĩnh vực đầu tư, kinh doanh sẽ đại diện cho
công ty ký các giấy tờ liên quan đến đầu tư, kinh doanh; người đại diện phụ
trách lĩnh vực tài chính sẽ đại diện cho công ty ký các giấy tờ liên quan đến
huy động vốn, hóa đơn, chứng từ kế toán; người đại diện phụ trách vấn đề nhân sự,
lao động sẽ đại diện cho công ty ký các giấy tờ liên quan đến nhân sự, lao động.
Phân định thẩm quyền
dựa vào phạm vi lãnh thổ. Ví dụ: người đại diện phụ trách các hoạt động của
công ty ở thị trường Châu Á sẽ đại diện công ty ký các giấy tờ phát sinh ở thị
trường Châu Á. Người đại diện phụ trách các hoạt động của công ty ở trong nước
sẽ đại diện công ty ký các giấy tờ phát sinh trong nước.
Phân định thẩm quyền
dựa vào quy mô, tính chất, giá trị giao dịch. Ví dụ: người đại diện pháp luật
là chủ tịch HĐQT sẽ đại diện công ty ký các hợp đồng có giá trị từ 1 tỷ trở
lên; người đại diện pháp luật là Tổng Giám đốc sẽ đại diện công ty ký các hợp đồng
có giá trị dưới 500 triệu.
5. Ưu điểm
Công ty có nhiều
người đại diện giúp việc xác lập và thực hiện giao dịch nhanh chóng và thuận tiện
hơn, hạn chế việc phải ủy quyền, qua đó nắm bắt, tận dụng được các cơ hội kinh
doanh. Điều này thực sự có ý nghĩa đối với các công ty có quy mô lớn hay có nhiều
hoạt động kinh doanh. Quy định này sẽ giúp tránh trường hợp người đại diện duy
nhất của doanh nghiệp bất hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của thành viên/cổ
đông trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao
dịch với bên ngoài công ty.
6. Nhược điểm
Việc có nhiều người
đại diện theo pháp luật sẽ kéo theo sự phân quyền quản lý và quyết định các vấn
đề thường trực của công ty. Việc phân chia quyền quản lý giữa những người đại
diện cần cụ thể rõ ràng phù hợp với các hoạt động của công ty.
Các đối tác/khách
hàng của công ty sẽ gặp khó khăn trong việc xác định người đại diện theo pháp
luật của công ty là ai. Trong trường hợp khách hàng đòi hỏi người ký kết hợp đồng
với mình phải chứng minh thẩm quyền ký kết cũng như chứng minh mình là người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ gây nên những phiền hà, khó khăn cho
người đại diện.
Tham khảo:
Dịch vụ rà soát hệ thống
văn bản nội bộ công ty
Dịch vụ soạn thảo/review hợp đồng và văn bản
quy định nội bộ
Điều lệ công ty theo quy định pháp luật năm 2022
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ
CAO là những giá trị chúng tôi mang tới
cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho
Khánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/