Bạn là nhà đầu tư bạn muốn bảo vệ quyền lợi của
mình trong công ty cổ phần.
Bạn là người quản lý, điều hành công ty. Bạn muốn
thông qua cơ chế bảo vệ quyền lợi của cổ đông để huy động vốn đầu tư, khuyến
khích các nhà đầu tư tiếp tục đồng hành cùng công ty và sẵn sàng bỏ vốn thêm
khi công ty có nhu cầu huy động, thay vì phải đi vay vốn tại các ngân hàng, tạo
sự bền vững trong quá trình phát triển của công ty.
Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cổ đông hiệu quả?
Căn cứ
pháp lý
Luật doanh nghiệp năm
2020;
Luật chứng khoán năm
2019;
Và các văn bản khác
có liên quan.
Cổ đông có quyền gì trong công ty?
Về nguyên tắc, cổ
đông có 4 quyền cơ bản:
Một là quyền sở hữu
và chuyển nhượng cổ phần.
Cổ đông có quyền tự
do chuyển nhượng cổ phần: có thể chuyển nhượng cho bất kỳ ai vào bất cứ lúc nào
và không cần thủ tục phê chuẩn của công ty.
Hai là quyền tiếp cận
các thông tin.
Quyền được nắm bắt những thông tin về công ty một cách đầy đủ (trừ bí mật thương mại, bí mật kinh doanh) là cơ sở để cổ đông thực hiện các quyền cơ bản khác như quyền biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, quyền bầu và miễn nhiệm Hội đồng quản trị và cả quyền chuyển nhượng cổ phần.
Trên thực tế các cổ
đông cá nhân rất khó tiếp cận được các thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Mặt
khác, các thông tin trong báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh cũng có sự khác
biệt giữa thông tin công bố và thực tế.
Ba là quyền tham dự
và bỏ phiếu trong Đại hội đồng cổ đông.
Bốn là quyền được nhận
cổ tức.
Vấn đề chia cổ tức ảnh
hưởng rất lớn đến cổ đông. Vì khi doanh nghiệp có lợi nhuận, quyết định tỷ lệ
chia cổ tức là bao nhiêu, chia dưới hình thức nào cũng có thể ảnh hưởng nhiều đến
lợi ích của cổ đông. Lấy một ví dụ như trường hợp doanh nghiệp chia cổ tức bằng
cổ phiếu, nếu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đi xuống thì giá cổ phiếu sẽ
giảm thêm vào đó chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ phát sinh cổ phiếu lẻ.
Các rủi ro có thể xảy ra đối với cổ đông
Nguy cơ lạm quyền của người quản lý công ty.
Không phải lúc nào những
người quản lý công ty cũng hành động vì mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho các cổ
đông. Người quản lý có thể tiến hành các giao dịch gây phương hại đến lợi ích của
công ty và cổ đông, thậm chí chiếm đoạt lợi ích của cổ đông. Chẳng hạn, dùng
tài sản của công ty để mưu lợi riêng thông qua việc trả lương quá cao, mua tài
sản của công ty với giá hời, vay vốn công ty với lãi suất thấp hơn lãi suất thị
trường, nâng giá trị hợp đồng việc thuê văn phòng, kho bãi…
Sự lấn át của cổ đông lớn đối với cổ đông nhỏ
Quyền của các cổ đông
tương ứng với số cổ phần ở công ty. Do vậy, cổ đông có nhiều cổ phần sẽ có nhiều
ưu thế hơn đối với hoạt động quản lý công ty. Về nguyên tắc, các quyết định của
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) được thông qua khi có quá nửa số cổ phần biểu quyết
tại ĐHĐCĐ chấp thuận do đó quyền lợi, ý kiến đóng góp của cổ đông thiểu số rất
dễ bị vô hiệu hóa bởi cổ đông lớn. Khi nhóm nhỏ cổ đông lớn chi phối hoạt động
của công ty, họ sẽ có động cơ để tối đa hóa giá trị công ty phục vụ lợi ích của
chính mình.
Công ty lỗ luỹ kế và pha loãng cổ phiếu
Một trong những ví dụ
điển hình cho việc quyền lợi cổ đông bị thiệt hại chính là tình trạng các công
ty kinh doanh không tốt gây lỗ lũy kế nhiều năm. Hậu quả là cổ phiếu mất giá
nhiều khiến các cổ đông không thể bán được cổ phiếu hoặc bị ép bán với giá gần
như mất trắng. Sau một thời gian dài, một vài công ty trụ được do được mua lại
bởi nhóm cổ đông lớn bên ngoài bắt đầu có lợi nhuận thì cổ đông lớn này lại tiến
hành giữ lại thu nhập để tái đầu tư, thậm chí còn tổ chức phát hành thêm cổ phiếu
để tăng vốn. Trong khi đó, giá cổ phiếu chưa tăng được bao nhiêu, cổ tức không
được nhận và quyền lợi về tỷ lệ chia cổ tức trong tương lai thì bị pha loãng.
Giải pháp bảo vệ quyền lợi cổ đông
Tự bảo vệ quyền lợi của chính mình
Đứng trước những hành
vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp, cổ đông phải tự
đứng ra bảo vệ cho mình thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại nội bộ
tại công ty hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định nội bộ công ty
theo hướng bảo vệ quyền lợi của cổ đông
Điều lệ công ty được
xây dựng dựa trên các nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD).
Giảm thời gian công
ty phải chi trả cổ tức cho cổ đông từ 06 tháng xuống còn tối đa 03 tháng kể từ
ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và có những chế tài nhất định
để xử phạt những người quản lý điều hành công ty chậm chi trả cổ tức cho cổ
đông.
Mở rộng quyền lợi cổ
đông hơn so với quy định của pháp luật như cho phép cổ đông được lựa chọn nhận
cổ tức bằng cổ phần hoặc bằng tiền, được ưu tiên mua cổ phần khi công ty chào
bán cổ phần,…
Có chế tài xử lý những
người quản lý điều hành công ty khi họ vi phạm nghĩa vụ của mình.
Hoàn thiện bộ máy tổ chức công ty theo hướng minh bạch
trong quản lý
Tách bạch thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc).
Có bộ phận giám sát
hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc).
Hạn chế người quản lý
công ty kiêm nhiệm người điều hành công ty.
Tách biệt thẩm quyền
của người quản lý công ty và người điều hành công ty.
Các phòng ban chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể.
Tham khảo:
Dịch vụ soạn thảo/review hợp đồng và văn bản
quy định nội bộ
Dịch vụ rà soát hệ thống văn bản nội bộ công ty
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ
CAO là những giá trị chúng tôi mang tới
cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho
Khánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/