Một trong các biện pháp nhằm hạn chế hành vi vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng thương mại là chế định phạt vi phạm hợp đồng. Vậy theo quy định pháp luật Việt Nam, phạt vi phạm hợp đồng thương mại được quy định như thế nào?
I. Căn cứ
pháp lý
Luật thương mại năm 2005.
II. Phạt vi phạm hợp đồng là gì?
Phạt vi phạm hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận.
III. Điều
kiện phạt vi phạm hợp đồng thương mại
Để phạt vi phạm hợp đồng cần đáp ứng đầy đủ các
điều kiện sau:
Thứ nhất, hợp đồng có hiệu lực. Đây là điều kiện đầu tiên và có tính quyết định của vấn đề phạt vi phạm hợp đồng. Hợp đồng có hiệu lực pháp luật mới làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ tương ứng, trực tiếp giữa các chủ thể giao kết hợp đồng, trong đó có phạt vi phạm hợp đồng.
Thứ hai, có vi phạm nghĩa vụ, trừ trường hợp được
miễn trách nhiệm. Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý cần thiết để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong đó có phạt vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng có thể là hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng hợp đồng.
Thứ ba, các bên có thoả thuận áp dụng phạt vi
phạm hợp đồng. Khác với các chế tài khác, chế tài phạt vi phạm hợp đồng chỉ có thể được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng.
Các trường hợp được miễn trách nhiệm:
Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên
đã thoả thuận trong hợp đồng;
Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của
bên kia;
Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết trước được
vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
IV. Mức phạt
vi phạm hợp đồng thương mại
Căn cứ theo Điều 301 Luật thương mại năm 2005, mức phạt tối đa 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ giám định. Đối với dịch vụ giám định, mức phạt tối đa 10 lần thù lao giám định.
Như vậy, các bên được tự do thoả thuận mức phạt vi phạm hợp đồng nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
V. Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Nếu như chế tài phạt vi phạm với chức năng chủ yếu là trừng phạt, răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm thì chế tài bồi thường thiệt hại là nhằm khôi phục, bù đắp, bồi hoàn lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Bên bị vi phạm được bồi thường thiệt hại khi chứng minh được đầy đủ các yếu tố sau:
Có hành vi vi phạm hợp đồng;
Có thiệt hại thực tế;
Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Nếu trong hợp đồng, các bên không có thoả thuận về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ được yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nếu trong hợp đồng, các bên có thoả thuận về phạt vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm được quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại.
VI. Bất cập trong quy định pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng
Quy định mức phạt dựa trên phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm gây khó khăn trong việc xác định giá trị vi phạm. Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá thì giá trị phần nghĩa vụ còn dễ xác định nhưng đối với hợp đồng dịch vụ thì rất khó khăn trong việc xác định giá trị phần nghĩa vụ vi phạm. Không phải nghĩa vụ nào cũng có thể xác định được giá trị. Với các nghĩa vụ không xác định được giá trị thì mức phạt sẽ được xác định như thế nào? Đối với trường hợp này các bên có được ấn định một số tiền phạt cụ thể hay không? Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cho vấn đề này.
Tham khảo: Dịch vụ soạn thảo/review hợp đồng và văn bản quy định nội bộ
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị
chúng tôi mang tới cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía
khách hàng dành cho Khánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý
khách nhiều hơn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/