Trong bối cảnh ngành thực phẩm ngày càng được chú trọng, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trở thành nhiệm vụ hàng đầu của các cơ sở kinh doanh. Đặc biệt, đối với các cửa hàng kinh doanh thủy hải sản, nơi nguyên liệu dễ bị hỏng và có nguy cơ gây ra các bệnh truyền nhiễm, việc xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cửa hàng là hết sức cần thiết. Khánh An sẽ giúp Quý Khách hàng tìm hiểu rõ hơn về thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cửa hàng kinh doanh thủy hải sản.
- Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Cơ sở kinh doanh thủy
hải sản phải đảm bảo điều kiện sau đây:
- Địa điểm: Cơ sở sản
xuất phải có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn
gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm, và các yếu tố gây hại khác.
- Hệ thống cung cấp nước: Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật
phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Trang thiết bị: Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý
nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển; các loại thực phẩm
khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước
sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Hệ thống xử lý chất thải: Có xây dựng hệ thống xử lý chất
thải; và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường;
- Nguyên vật liệu: Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm; và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm; và các
tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức; và thực hành
của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy trình sản xuất theo quy tắc 1 chiều: toàn bộ quá trình sản xuất; chế biến thực phẩm 1 chiều khép kín; được thiết kế theo một chiều hướng thống nhất từ nguyên liệu thực phẩm đầu vào cho tới thành phẩm đầu ra được tách biệt nhau. Không được chồng chéo, đảm bảo lưu thông 1 chiều của thực phẩm, tránh sự va chạm giữa thực phẩm sống và chín.
1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP;
2) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
3) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị; dụng
cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực
xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo
quản; phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất; trang thiết bị,
dụng cụ của cơ sở.
4) Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên của
cửa hàng;
5) Đối với thực phẩm thủy sản, cần cung cấp các tài liệu
sau đây:
- Hồ sơ truy xuất nguồn gốc của thủy hải sản;
- Hợp đồng mua bán giữa cơ sở và bên cung cấp;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà cung cấp;
- Hóa đơn VAT (đối với Công ty), hóa đơn mua hàng (đối với
Hộ kinh doanh);
- Kiểm dịch động vật theo từng lần tương ứng với hóa đơn
mua vào.
6) Các tài liệu về môi trường và phòng cháy chữa cháy bao
gồm:
- Hợp đồng hoặc hóa đơn phí bảo vệ môi trường/thu gom rác
thải;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa
cháy/Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy.
Bước
1: Nộp hồ
sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm.
Bước
2: Khi hồ
sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết
quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong Biên bản thẩm
định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm
định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Bước
3: Nếu kết
quả thẩm định đủ điều kiện thì cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ
sinh thực phẩm cho cửa hàng kinh doanh thủy hải sản.
Thời hạn tối đa của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là
3 năm kể từ ngày được cấp. Trong thời gian giấy chứng nhận còn hiệu lực, các cơ
quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ
và/hoặc kiểm tra đột xuất.
Tham
khảo: Thủ tục xin
cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhà hàng
Trên
đây là những thông tin về Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với cửa hàng kinh doanh thuỷ hải sản. Để hiểu rõ hơn về Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với cửa hàng kinh doanh thuỷ hải sản, khách hàng vui lòng liên hệ
02466.885.821/ 096.987.7894.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng.
Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực cho
Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng
liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address:88 To Vinh Dien, Khuong Trung, Thanh Xuan, Ha Noi
Mobile:02466.885.821 / 096.987.7894
Web:Khanhanlaw.com
Email:Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!