Việc Thành lập quỹ từ thiện phạm vi toàn quốc ngày càng được hoàn thiện về quy định pháp lý nhằm hạn chế tối thiểu tình trạng tiêu cực, trục lợi từ hoạt động từ thiện. Cùng Khánh An tìm hiểu các quy định về việc Thành lập quỹ từ thiện phạm vi toàn quốc trong bài viết sau:
- Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư 04/2020/TT-BNV quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Bước 1: Ban sáng lập quỹ đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội Vụ cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ Quỹ.
Bước 2: Công bố về việc thành lập quỹ.
Bước 3: Các sáng lập viên trong ban sáng lập quỹ thực hiện góp vốn.
Bước 4: Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội Vụ công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
Điều lệ quỹ được phê duyệt công nhận tại cùng bước đề nghị cấp phép thành lập Quỹ. Quỹ được cấp giấy phép thành nếu các điều kiện sau:
a) Có mục đích hoạt động: Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận.
b) Có sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện phạm vi toàn quốc bảo đảm các điều kiện sau:
- Có ít nhất 03 sáng lập viên là công dân, tổ chức Việt Nam tham gia đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ.
- Đối với sáng lập viên là công dân: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích.
- Đối với sáng lập viên tổ chức: Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;
- Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ Bộ Nội Vụ.
c) Ban sáng lập Thành lập quỹ từ thiện phạm vi toàn quốc có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ, cụ thể:
- Thời điểm góp vốn: Ban sáng lập cam kết góp vốn trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép và thực hiện việc góp vốn theo cam kết tại thời điểm sau khi Quỹ được cấp phép
- Loại tài sản đóng góp:
o Tiền đồng Việt Nam;
o Tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác) của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên, của cá nhân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ;
o Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.
- Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập hoạt động trong phạm vi toàn quốc, phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau: 6.500.000.000 (sáu tỷ năm trăm triệu đồng);
- Đối với trường hợp có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc, phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau: 8.700.000.000 (tám tỷ bảy trăm triệu đồng);
- Tài sản đóng góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ. Tài sản đóng góp để thành lập quỹ không bị tranh chấp hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính khác.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố về việc thành lập quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập.
a) Đối với việc góp vốn và đồng Việt Nam: Các sáng lập viên thực hiện góp vốn tại ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản và có xác nhận của ngân hàng về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ.
b) Đối với việc góp vốn bằng tài sản khác:
- Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì bên góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sử dụng đất theo thỏa thuận phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho quỹ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp tài sản phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản đóng góp có xác nhận bằng biên bản có chữ ký của người đóng góp và người đại diện theo pháp luật của quỹ.
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục quy định tại bước 2 và bước 3 mục 1 Thư tư vấn này, Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, quỹ có trách nhiệm gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
Dịch vụ thành lập Hội, Hiệp Hội uy tín giá rẻ trên cả nước
Hội khác Hiệp hội như thế nào? Thủ tục lập Hội Hiệp Hội mới nhất năm 2021
Quy định của pháp luật Việt Nam về thành lập, tổ chức Hội, Hiệp hội
- Đến với Khánh An, Quý khách chỉ cần cung cấp các thông tin cá nhân;
- Tư vấn hành lang pháp lý về dịch vụ thành lập quỹ từ thiện phạm vi toàn quốc
- Soạn hồ sơ đẩy đủ, đúng quy định;
- Thay mặt Quý khách hàng nộp hồ sơ đến các cơ quan liên quan;
- Theo dõi tiến trình hồ sơ và xử lý vấn đề phát sinh nếu có;
- Nhận kết quả, thông báo và bàn giao hồ sơ cho Quý khách hàng;
- Tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan.
Trên đây là bài viết tư vấn về Dịch vụ thành lập quỹ từ thiện phạm vi toàn quốc uy tín. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu hãy liên hệ ngay tới Khánh An để được giải đáp nhanh chóng.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho Khánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
----
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: info@khanhanlaw.net
Website: https://khanhanlaw.com/
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@khanhanlaw.net.
Khánh An là một công ty tư vấn tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và Đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi qua website: khanhanlaw.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 02488.821.921 hoặc 096.987.7894.