Hội, Hiệp hội là một tổ chức được thành lập trên cơ sở tự
nguyện với mục đích hỗ trợ nhau hoạt động trong lĩnh vực đã đăng ký, góp phần
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, những Hiệp hội này muốn đi
vào hoạt động cần phải đảm bảo một số những điều kiện cụ thể cũng như cần tổ chức
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Sau đây, Khánh An xin tư vấn đến Quý khách
hàng Quy
định của pháp luật Việt Nam về thành lập, tổ chức Hội, Hiệp hội.
1. Cơ sở
pháp lý
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm
2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 04 năm 2013 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP
Hội được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, ...
2. Khái
niệm, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội
Theo
quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Khái niệm Hội được hiểu là tổ chức tự
nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới,
có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vu
lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ
nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, được tổ chức và họat động
theo Quy định của pháp luật Việt Nam.
Hội
còn có các tên gọi khác nhau như Liên hiệp hội, Tổng hội, Liên đoàn, Hiệp hội,
Câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định pháp luật.
Tổ chức,
hoạt động Hội dựa trên các nguyên tắc sau: Tự nguyện, tự quản; Dân chủ, bình đẳng,
công khai, minh bạch; Tự bảo đảm kinh phí hoạt động; Không vì mục đích lợi nhuận;
Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.
3. Điều
kiện thành lập Hội
Để
thành lập, tổ chức và hoạt động Hội theo đúng quy định của pháp luật, Hội cần đảm
bảo được những điều kiện sau đây:
(1) Có
mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh
vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa
bàn lãnh thổ;
(2) Tên
của Hội được viết bằng Tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc
thiểu số, tiếng nước ngoài, không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và
truyền thống văn hóa dân tộc
(3) Hội
phải có điều lệ;
(4) Hội
có trụ sở chính đặt tại Việt Nam, con dấu, tài khoản và có thể đặt biểu tượng
riêng;
(5) Có
số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội, cụ thể như
sau:
+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh
có ít nhất 100 công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyên, có
đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất
50 công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham
gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất 10
công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia
thành lập hội;
+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là
đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt
động cả nước có ít nhất 11 đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi
hoạt động trong tỉnh có ít nhất 5 đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề
hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh
gia thành lập hiệp hội.
Đối với
hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự
nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
4. Điều
kiện đối với Ban vận động thành lập Hội
Để
thành lập Hội thì bắt buộc phải thành lập Ban vận động thành lập hội. Ban vận động
hội phải được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến
hoạt động công nhận, đồng thời phải đảm bảo một số điều kiện sau:
(i) Người
đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại
Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và có uy tín trong lĩnh
vực hội dự kiến hoạt động
(ii) Số
lượng thành viên trong ban thành lập vận động hội được quy định như sau:
+
Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh
có ít nhất mười thành viên;
+
Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất
năm thành viên;
+
Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít
nhất ba thành viên;
+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.
5.
Thủ tục
thành lập Hội
[ Xem tại đây ]
Tham
khảo bài viết: Dịch vụ thành lập Hội, Hiệp hội
UY TÍN
– CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang lại cho Quý khách
hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động
lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
ngay với chúng tôi.
Thông
tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Mobile: 02466.885.821 / 096.987.7894
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rât hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!