Trang chủ / Giấy phép con / Thành lập Hội / Hiệp Hội

Thủ tục thành lập Hiệp hội phạm vi cả nước

Thứ 6, 08/11/24 lúc 16:16.

Theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP về tổ chức quản lý Hiệp hội, Hiệp hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết Hiệp hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hiệp hội, Hiệp hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã Hiệp hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

-   Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hiệp hội;

-  Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hiệp hội; 

-   Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hiệp hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;

2. SỐ LƯỢNG CÔNG DÂN, TỔ CHỨC VIỆT NAM THAM GIA THÀNH LẬP HỘI

-  Số thành viên trong ban vận động thành lập Hiệp hội được quy định như sau:

Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế.

-  Điều 5, Nghị định 45/2010/NĐ-CP, quy định về thành phần số lượng như sau:

"a) Hiệp hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập Hiệp hội;

đ) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có Hiệp hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập Hiệp hội.

Đối với Hiệp hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập Hiệp hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

3. HỒ SƠ QUÝ KHÁCH HÀNG CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ XIN CẤP PHÉP THÀNH LẬP HIỆP HỘI MỚI NHẤT

- Dự thảo điều lệ Hiệp hội;

- Danh sách Hiệp hội viên (có ghi rõ Thông tin đại diện của từng Hiệp hội viên tổ chức),

- Đơn đăng ký tham gia Hiệp hội của các Hiệp hội viên;

- Danh sách thành viên ban vận động thành lập Hiệp hội (có ghi rõ Thông tin đại diện của từng Hiệp hội viên tổ chức)

- Hồ sơ của người đứng đầu ban vận động thành lập Hiệp hội: Giấy tờ chứng thực cá nhân, lý lịch tư pháp, Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương, Bằng cấp chuyên môn liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, Giấy phép kinh doanh của Tổ chức/đơn vị đang công tác. 

- Văn bản xác nhận trụ sở dự kiến của Hiệp hội: Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu Nhà ở và tài sản gắn liền với đất….

- Bản kê tài sản do Hiệp hội viên đóng góp (Nếu có).

4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THÀNH LẬP HIỆP HỘI MỚI NHẤT

Bước 1: Trước khi thành lập Hiệp hội, những người sáng lập phải thành lập Ban vận động thành lập Hiệp hội và phải được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà Hiệp hội dự kiến hoạt động công nhận. 

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập hội đến cơ quan nhà nước thẩm quyền:

Bộ Nội vụ: Đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.

Bước 3: Kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có)

Bước 4: Trả kết quả đồng ý thành lập hội (nếu không đồng ý phải có văn bản ghi rõ lý do)

5. THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ CHO DỊCH VỤ THÀNH LẬP HIỆP HỘI

Không giống như doanh nghiệp, thời gian thành lập Hiệp hội sẽ lâu hơn do thành phần hồ sơ nhiều hơn cũng như mất khá nhiều thời gian ở khâu thẩm định hồ sơ.

Để biết thêm chi tiết về thủ tục cũng như thời gian, chi phí cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Khánh An.

6. DỊCH VỤ THỰC HIỆN THỦ TỤC THÀNH LẬP HIỆP HỘI TẠI KHANH AN CONSULTANT

ü  Tiếp nhận thông tin và hỗ trợ Quý khách hàng hoàn thành phần hồ sơ;

ü  Soạn bộ hồ sơ xin thành lập Hội đầy đủ;

ü  Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

ü  Đồng hành cùng khách hàng trong quá trình duyệt, thẩm định hồ sơ;

ü  Hỗ trợ tư vấn mọi vấn đề liên quan.

Tham khảo:  Điều kiện thành lập hiệp hội theo quy định mới nhất (khanhanlaw.com)

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang lại cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

Có thể bạn chưa biết: Quy định về việc tổ chức Đại hội lần đầu / thường niên của Hội

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN

Address: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Mobile: 02466.885.821 / 096.987.7894

Web: Khanhanlaw.com

Email: Info@khanhanlaw.net

Rât hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894