Trang chủ / Giấy phép con / Thành lập Hội / Hiệp Hội

Dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập Hội, Hiệp hội, Liên hiệp hội theo quy định pháp luật

Thứ 6, 08/11/24 lúc 16:10.

Ngày nay, chúng ta biết đến rất nhiều những hội, hiệp hội, liên đoàn, liên hiệp hội,... là những tổ chức lớn nhỏ được thành lập để hoạt động thường xuyên trong 1 hoặc vài lĩnh vực, mang tính chất chuyên nghiệp và tính chất cộng đồng cao. Vậy để thành lập hội, hiệp hội, cần phải chuẩn bị những gì? Có dễ dàng không? Sau đây, Khánh An xin cung cấp dịch vụ thủ tục thành lập Hội, Hiệp hội, Liên hiệp hội theo quy định pháp luật

1.Cơ sở pháp lý

- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 04 năm 2013 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP

Hiệp hội của các tổ chức kinh tế: Những khía cạnh pháp lý cần lời giải

Thành lập hội, hiệp hội, cần phải chuẩn bị những gì? Có dễ dàng không?

2Điều kiện thành lập Hội

[ Xem chi tiết tại đây ]

Về cơ bản, việc thành lập hội phải thực hiện những thủ tục sau:

(1) Thành lập ban vận động thành lập hội

(2) Đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội;

(3) Vận động công dân, tổ chức tham gia hội;

(4) Ban vận động hội nộp hồ sơ thành lập hội tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin cho phép thành lập hội;

(5) Tổ chức đại hội;

(6) Báo cáo kết quả đại hội đến cơ quan quyết định cho phép thành lập hội;

(7) Nhận kết quả phê duyệt điều lệ hội của cơ quan quyết định cho phép thành lập hội.

3.Thành lập Ban vận động thành lập Hội

Đề thành lập Hội cần phải có Ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.

Thủ tục thành lập Ban vận động thành lập hội được quy định như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

·Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội. Trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;

·Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong Ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại:

Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính đối với trường hợp hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;

Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính đối với trường hợp có phạm vi hoạt động trong tỉnh;

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với trường hợp có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam có Ban chấp hành mới

4.Thủ tục thành lập Hiệp Hội

Thành phần hồ sơ thành lập Hội sau khi đã hoàn thành bước thành lập Ban vận động thành lập hội bao gồm:

·Đơn đề nghị thành lập hội theo Mẫu;

· Dự thảo điều lệ hội theo Mẫu;

·Danh sách những người trong Ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

· Lý lịch tư pháp của người đứng đầu Ban vận động thành lập hội;

· Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở hội;

· Bản kê khai tài chính, tài sản (nếu có)

Thủ tục thành lập Hội bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn trên

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập hội đến cơ quan nhà nước thẩm quyền:

Bộ Nội vụ: Đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. (Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch UBND cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã)

Bước 3: Kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có)

Bước 4: Trả kết quả đồng ý thành lập hội (nếu không đồng ý phải có văn bản ghi rõ lý do)

5.Thời gian và chi phí cho dịch vụ thành lập Hiệp Hội

Không giống như doanh nghiệp, thủ tục thành lập Hội, Hiệp hội sẽ kéo dài hơn, lâu hơi do thành phần hồ sơ nhiều hơn cũng như mất khá nhiều thời gian ở khâu thẩm định hồ sơ.

Để biết thêm chi tiết về thủ tục cũng như thời gian, chi phí cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Khánh An.

6.Dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập Hội tại Khanh An Consultant

Tư vấn quy định pháp luật về điều kiện, thủ tục thành lập Hội;

ü Tiếp nhận thông tin và hỗ trợ Quý khách hàng hoàn thành phần hồ sơ;

ü Soạn bộ hồ sơ xin thành lập Hội đầy đủ;

ü Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

ü Đồng hành cùng khách hàng trong quá trình duyệt, thẩm định hồ sơ;

ü Hỗ trợ tư vấn mọi vấn đề liên quan.

Tham khảo: Quy định của pháp luật về thành lập Hội, Hiệp hội

Dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập Hội, Hiệp hội, Liên hiệp hội theo quy định pháp luật

Dịch vụ thành lập Hội, Hiệp hội uy tín giá rẻ trên cả nước

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang lại cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN

Address: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Mobile: 02466.885.821 / 096.987.7894

Web: Khanhanlaw.com

Email: Info@khanhanlaw.net

Rât hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894