Tại Việt Nam, thị trường
ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt
Nam. Ngoài các quyền của doanh nghiệp nước ngoài quy định tại Luật đầu tư và Luật
doanh nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài còn có quyền thành lập tổ chức có tiếng nói
chung, bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp nước mình tại Việt Nam, hay
còn gọi là Hiệp hội. Cùng Khánh An tìm hiểu về chế định thành lập Hiệp hội
doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam qua bài viết sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Nghị định 08/1998/NĐ-CP
về việc ban hành quy chế thành lập hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt
Nam
2. Điều kiện thành lập Hiệp
hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam:
- Có ít nhất 30 đại diện
doanh nghiệp cùng quốc tịch, hoặc có xuất xứ từ một Tổ chức quốc tế khu vực.
- Mỗi cộng đồng doanh
nghiệp nước ngoài có cùng quốc tịch hoặc có xuất xứ từ một Tổ chức quốc tế khu
vực hoạt động tại Việt Nam chỉ được phép thành lập một Hiệp hội tại Việt Nam, đặt
trụ sở chính và đăng ký tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt
Nam. Thủ tục đề nghị công nhận Ban vận động thành lập Hội:
3. Các nội dung hoạt động
của Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam:
- Tổ chức sinh hoạt
thông tin nội bộ;
- Tổ chức các hoạt động,
tìm hiểu cơ hội thương mại và đầu tư;
- Tham gia các hoạt động
xúc tiến thương mại và đầu tư do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và
các cơ quan khác của Việt Nam tổ chức;
- Tổ chức các cuộc gặp
gỡ giữa các thành viên trong Hiệp hội, với các Cơ quan quản lý nhà nước Việt
Nam về các vấn đề thương mại, đầu tư và dịch vụ;
- Ban lãnh đạo của Hiệp
hội có quyền đại diện cho Hiệp hội đề xuất các kiến nghị, biện pháp với các cơ
quan quản lý Nhà nước Việt Nam, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các
doanh nghiệp thành viên và góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
- Được phép xuất bản và
lưu hành trong nội bộ Hiệp hội bản tin về các hoạt động thương mại và đầu tư
theo quy định của Luật Xuất bản nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ra quyết định thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam: Ủy
ban nhân dân nơi hiệp hội đặt trụ sở.
4. Thời hạn giấy phép: 5 năm
(có thể gia hạn, không quá 03 năm/01 lần gia hạn)
5. Đối tượng gia nhập
hiệp hội:
- Các
doanh nghiệp nước ngoài đã được phép hoạt động thương mại, đầu tư và dịch vụ tại
Việt Nam, nếu có đủ điều kiện và chấp nhận các quy định của Quy chế này, được
thành lập Hiệp hội doanh nghiệp hoặc Câu lạc bộ doanh nghiệp nước ngoài tại Việt
Nam
- Doanh nghiệp nước
ngoài nêu trên bao gồm : Văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế, tài chính,
bảo hiểm, tư vấn pháp luật ... nước ngoài, Chi nhánh Công ty nước ngoài, chi
nhánh Ngân hàng Thương mại nước ngoài và các Bên nước ngòai tham gia trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được thành lập và hoạt động
theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các Doanh nghiệp cử
đại diện của mình để tham gia các hoạt động của Hiệp hội.
6. Hồ sơ đề nghị thành
lập Hiệp hội:
1. Đơn xin thành lập Hiệp
hội, (1 bản bằng tiếng Việt Nam, 1 bản bằng tiếng nước ngoài thông dụng);
2. Điều lệ hoạt động của
Hiệp hội;
3. Văn bản giới thiệu của
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;
4. Hồ sơ về trụ sở làm
việc của Hiệp hội;
5. Lý lịch của Ban lãnh
đạo Hiệp hội;
6. Danh sách các đại diện
doanh nghiệp xin tham gia Hiệp hội, (họ tên, số hộ chiếu, nơi đăng ký tạm trú tại
Việt Nam).
7. Hiệp hội doanh nghiệp
nước ngoài tại Việt Nam có con dấu riêng không?
Căn cứ khoản 4 Điều 9
Quy chế thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm
theo Nghị định 08/1998/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm
của Hiệp hội sau khi được thành lập :
"1. Mở tài khoản giao dịch
tại một Ngân hàng Thương mại. Tài khoản này chỉ sử dụng phục vụ cho hoạt động
hành chính của Hiệp hội theo nội dung quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
2. Thuê trụ sở, nhà ở
và thuê nhân viên theo quy định của pháp luật Việt Nam;
3. Có con dấu riêng (nếu
cần). Việc khắc dấu theo quy định của Bộ Nội vụ Việt Nam;
4. Nhập khẩu các thiết
bị Văn phòng, phương tiện làm việc theo quy định của pháp luật Việt Nam áp dụng
đối với Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam;
5. Hiệp hội có trách
nhiệm báo cáo hoạt động của mình trong 6 tháng, một năm và khi có yêu cầu đột
xuất cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cấp giấy
phép.”
Như vậy, Hiệp hội Doanh
nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có con dấu riêng (nếu cần). Việc khắc dấu theo
quy định của Bộ Nội vụ Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm:
Dịch vụ thành lập quỹ từ
thiện phạm vi toàn quốc uy tín năm 2023
Điều kiện thành lập hội
xã hội nghề nghiệp phạm vi hoạt động toàn quốc năm 2023
Dịch vụ thực hiện thủ tục
thành lập Hội, Hiệp hội, Liên hiệp hội theo quy định pháp luật
----
Thông tin
liên hệ
CÔNG TY
TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: info@khanhanlaw.net
Website: https://khanhanlaw.com/