- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hiệp hội;
- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hiệp hội;
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hiệp hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về hội như sau:
"Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”
- Hội có tư cách pháp nhân và có thể có các tên gọi khác theo quy định của pháp luật;
- Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc
- Hội có trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng.
- Trụ sở chính của hội đặt phải đặt tại Việt Nam.
- Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Khánh An hỗ trợ thành lập Hiệp Hội
Bước 1:Thành lập Ban vận động Hiệp hội
Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
Số lượng thành viên:
- Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;
- Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;
- Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;
- Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh
Bước 2:Chuẩn bị hồ sơ
- Dự thảo điều lệ Hiệp hội;
- Danh sách Hiệp hội viên (có ghi rõ Thông tin đại diện của từng Hiệp hội viên tổ chức),
- Đơn đăng ký tham gia Hiệp hội của các Hiệp hội viên;
- Danh sách thành viên ban vận động thành lập Hiệp hội (có ghi rõ Thông tin đại diện của từng Hiệp hội viên tổ chức)
- Hồ sơ của người đứng đầu ban vận động thành lập Hiệp hội:
- Văn bản xác nhận trụ sở dự kiến của Hiệp hội:
Bước 3: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính: đối với trường hợp hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
- Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính: đối với trường hợp có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: đối với trường hợp có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Bước 4:Tiến hành Đại hội
Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.
xem thêm: Thủ tục thành lập Hiệp hội phạm vi cả nước (khanhanlaw.com)
Thông tin liên hệ:CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: Số Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Mobile: 02466.885.821 / 096.987.7894
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rât hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!