Thủ tục hưởng bảo hiểm
thất nghiệp và cách tính tiền BHTN đơn giản và chính xác nhất
Căn cứ:
Theo khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm số 38/2013/QH13:
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
Trong trường hợp người lao động giao kết và
đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động
và người sử dụng lao động của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia
BHTN
-
Cần phải có giấy quyết định nghỉ việc của công
ty.
-
Thời hạn nộp hồ sơ trong vòng 3 tháng, kể từ
ngày nghỉ việc và vẫn chưa có việc làm
Lưu ý: Thời
hạn BHTN trong vòng 3 tháng kể từ ngày ghi trên quyết định nghỉ việc chứ không
phải ngày nghỉ việc thực tế.
VD: Nghỉ thực tế là ngày 15/09/2020 nhưng trên quyết dịnh nghỉ việc của
công ty là 1/10/2020 thì bảo hiểm thất nghiệp tính từ 1/10/2020.
-
Nếu quá 3 tháng kể từ ngày ghi trên quyết định
nghỉ việc hoặc người lao động (NLĐ) đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với
công ty trái pháp luật thì không được lãnh bảo hiểm thất nghiệp vì không có quyết
định thôi việc.
Ảnh 1. Các bước làm thủ tục hưởng
Bảo hiểm thất nghiệp
-
Người lao động làm thủ tục hưởng BHTN tại Trung
tâm dịch vụ việc làm tỉnh, huyện, nơi người lao động đang sinh sống, không cần
thiết phải cùng địa bàn nơi công ty đóng bảo hiểm xã hội.
-
Hồ sơ cần chuẩn bị trước khi làm thủ tục BHTN
(Giấy tờ photo không cần công chứng)
-
Để nhận trợ cấp thất nghiệp, NLĐ phải có thẻ
ATM, nếu NLĐ chưa có thẻ ATM thì cần chuẩn bị thêm: 2CMND photo và 2 tấm ảnh
3x4 àTrung tâm sẽ hỗ trợ người lao động làm thẻ ATM.
-
Điền vào để nghị điền giấy "đề nghị hưởng trợ cấp
thất nghiệp” mẫu số 03 do trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp.
-
Sau khi hoàn thành nội dung giấy đề nghị hưởng
trợ cấp thất nghiệp, bên trung tâm dịch vụ việc làm sẽ đưa cho NLĐ giấy hẹn trả
kết quả (15-20 ngày), đến đúng ngày trên giấy hẹn nếu không sẽ không được giải
quyết.
-
Từ 1 năm đến 3 năm: Được hưởng 3 tháng thất nghiệp.
-
Cứ thêm 1 năm trở lên thì được hưởng thêm 1
tháng thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng
Ví dụ: 2 năm thì được hưởng 3
tháng thất nghiệp.
3 năm được hưởng
3 tháng thất nghiệp.
4 năm được hưởng
4 tháng thất nghiệp.
-
Nếu từ 3 năm trở lên mà có tháng lẻ thì tháng lẻ
đó sẽ được bảo lưu cho lần trợ cấp thất nghiệp kế tiếp.
Ví dụ: NLĐ đóng BHTN trong vòng 4
năm 2 tháng: Hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 4 năm, còn 2 tháng lẻ sẽ được bảo lưu cho những
lần kế tiếp.
-
Khi đến ngày hẹn nhận kết quả thì NLĐ sẽ được nhận
tờ đơn mẫu số 16 "THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM”
Lưu ý: Người lao động
kê khai không đúng sự thật khi thông báo về việc tìm kiếm việc làm thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng
theo quy định tại điều 27 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính
phủ, bị thu tiền TCTN đã nhận và không được bảo lưu thời gian đã đóng BHTN.
Tiền trợ cấp thất nghiệp = Lương bình quân đóng BHXH của 6 tháng liền kề
cuối cùng trước khi nghỉ việc*60%*số tháng được hưởng TCTN
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A tham gia
BHTN từ 7/2016 đến 9/2020 là 4 năm 2 tháng.
Mức lương đóng BH 6 tháng cuối
cùng trước khi nghỉ việc tương ứng theo từng tháng là:
Tháng 4 mức lương 5.500.000 đồng
Tháng 5 mức lương 5.500.000 đồng
Tháng 6 mức lương 5.700.000 đồng
Tháng 7 mức lương 5.700.000 đồng
Tháng 8 mức lương 6.000.000 đồng
Tháng 9 mức lương 6.000.000 đồng
Mức bình quân tiền lương 6 tháng
= (5.500.000 + 5.500.000 + 5.700.000+
5.700.000 + 6.000.000 + 6.000.000) : 6=5.733.333 đồng/tháng
Mức hưởng BHTN =
5.733.333*60%=3.400.000/tháng
4 năm anh A sẽ được hưởng 4 tháng
TCTN= 3.400.000*4=13.760.000 đ, 2 tháng lẻ sẽ được bảo lưu cho những lần tiếp
theo.
Lưu ý: Trợ cấp thất nghiệp sẽ được sẽ được chi trả theo từng tháng một
chứ không chi trả một lần.
Quý khách có nhu cầu đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cũng như các thủ tục khác liên quan đến bảo hiểm xã hội như báo tăng, giảm lao động, nghỉ không lương, thai sản, chốt sổ bảo hiểm xã hội... vui lòng liên hệ đến Khánh An để được hỗ trợ.