a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động
nữ sinh con;
c) Lao động
nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người
lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động
nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản;
e) Lao động
nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Ngoài ra người lao động cũng cần đáp ứng thêm điều
kiện về thời gian tham gia để được hưởng chế độ thai sản:
-
Lao động nữ sinh
con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang
thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh
hoặc nhận nuôi con nuôi.
-
Lao động nữ sinh con
đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để
dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở
lên trong 12 tháng trước khi sinh.
Ngoài ra, người lao động đáp ứng
đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước
khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ này.
2.1. Thời gian
hưởng chế độ khi khám thai
Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01
ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh
lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ này tính theo
ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2.2. Thời gian
hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở
khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:
-
10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
-
20 ngày nếu thai từ 05 - 13 tuần tuổi.
-
40 ngày nếu thai từ 13 - 25 tuần tuổi.
-
50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ
hàng tuần.
2.3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Lao động nữ được nghỉ sinh con
06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con,
người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2.4. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp
tránh thai
-
Khi thực hiện các
biện pháp tránh thai, người lao động sẽ được nghỉ:
07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai
-
15
ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
3.1.Tiền
trợ cấp 1 lần khi sinh con:
Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội
2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được
hưởng tiền trợ cấp 1 lần như sau:
Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở
Năm 2022, mức lương cơ sở là 1,49
triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con là: 1,49 triệu đồng x
2 = 2,96 triệu đồng.
3.2. Tiền chế độ thai sản:
3.2.1. Tiền trợ
cấp thai sản khi lao động nữ sinh con:
Theo Điều 39
Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Mức hưởng
|
=
|
100%
|
x
|
Mức bình quân tiền lương tháng đóng
BHXH 6 tháng trước khi nghỉ
|
x
|
6 tháng
|
Trường hợp chưa
đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng
của các tháng đã đóng.
3.2.2. Tiền trợ
cấp trong các trường hợp khác:
Mức hưởng
|
=
|
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi
nghỉ
|
:
|
24
|
x
|
Số ngày nghỉ |
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, Quý bạn đừng ngại liên hệ với Khánh An để có thể được tư vấn trực tiếp và hãy nhớ theo dõi Khánh An mỗi ngày để được hỗ trợ tận tâm và nhiệt tình bởi đội ngũ nhân sự chúng tôi nhé!
CÔNG TY
TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Số 227 Hoàng Thừa Vũ,
Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821 hoặc
096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net