THỦ TỤC XIN CẤP PHÉP
THÀNH LẬP TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP
Trung tâm hỗ trợ phát triển
giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị,
tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù
hợp với đặc điểm và
hoàn cảnh của người khuyết tật. Có hai loại hình trung tâm là công lập và ngoài công lập. Thông
qua bài viết dưới đây, Khanh An Consultant sẽ gửi đến Qúy khách hàng nội dung
liên quan đến thủ tục xin cấp phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục
ngoài công lập.
I.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
-
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP Quy định về
điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
-
Thông tư liên tịch số
58/2012/TTLT-BGDĐT – BLĐTBXH quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt
động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển
giáo dục hòa nhập
II.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA
TRUNG TÂM
Theo quy định của pháp luật,
trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục có những chức năng, nhiệm vụ như sau:
1.
Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn
phương thức giáo dục phù hợp;
2.
Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người
khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
3.
Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng
nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
4.
Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình,
tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;
5.
Cung cấp nội dung, thiết bị, tài liệu
dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.
III.
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, HOẠT
ĐỘNG TRUNG TÂM
Trước khi tiến hành xin cấp
phép thành lập, cấp phép hoạt động thì tổ chức, cá nhân muốn thành lập trung
tâm hỗ trợ phát triển giáo dục ngoài công lập cần đảm bảo mình đáp ứng đẩy đủ
các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
§
Có đề án thành lập
Trung tâm, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.
§
Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch
cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng
trụ sở mới).
§
Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị
và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật.
§
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người
khuyết tật.
§
Nội dung chương trình giáo dục và tài
liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.
IV.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH
LẬP, HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM
Để trung tâm có thể đi vào hoạt động
một cách ổn định, theo đúng quy định pháp luật, cá nhân, tổ chức muốn thành lập
trung tâm cần tiến hành xin cấp phép thông qua 02 giai đoạn sau:
Giai đoạn 01: Xin cấp phép thành lập trung tâm
-
Tổ
chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ thành lập Trung tâm đến Sở Nội vụ để thẩm định.
-
Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm
xử lý hồ sơ thành lập Trung tâm theo quy chế làm việc của cơ quan để thẩm định và trình
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập
Trung tâm theo quy định của pháp luật.
-
Sở
Nội vụ chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoàn tất hồ sơ
và các thủ tục theo quy định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập
hoặc quyết định cho phép thành lập Trung tâm.
-
Căn
cứ văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định
thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập Trung tâm.
Giai đoạn 02: Xin cấp phép hoạt động của trung tâm
-
Giám
đốc Trung tâm đề nghị cho phép Trung tâm hoạt động phải có hồ sơ hợp lệ theo
quy định gửi Sở Giáo dục và Đào tạo.
-
Sở
Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm định các điều kiện hoạt động
theo quy định và quyết định cho phép Trung tâm hoạt động.
Theo đó, phải hoàn tất 02 giai đoạn
nêu trên thì trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục ngoài công lập mới có thể đi
vào hoạt động.
V.
HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ
v Hồ sơ thành lập Trung tâm gồm:
1. Đề án thành lập Trung tâm;
2. Văn bản đề nghị, tờ trình thành lập Trung tâm, dự thảo Quyết định thành lập hoặc dự thảo Quyết định cho phép thành lập Trung tâm; dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực);
3. Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm;
4. Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan.
v Hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động của Trung tâm gồm:
1. Văn bản đề nghị cho phép hoạt động của Trung tâm.
2. Bản sao Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập Trung tâm.
VI.
DỊCH VỤ TẠI KHÁNH AN
CONSULTANT
ü
Tư vấn các quy định của pháp luật
liên quan đến thủ tục xin cấp phép thành lập, hoạt động của trung tâm hỗ trợ
phát triển giáo dục ngoài công lập
ü
Hỗ trợ khách hàng soạn thảo, chuẩn bị
các hồ sơ cần thiết liên quan đến thủ tục
ü
Đại diện khách hàng làm việc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền
ü
Nhận kết quả và bàn giao tới khách
hàng
Các dịch vụ khác tại
Khánh An có thể Qúy khách hàng quan tâm:
§
Dịch vụ thành lập Trung tâm bồi dưỡng
kỹ năng, hoạt động ngoài giờ chính khóa
§
Dịch vụ thành lập Trung tâm ngoại ngữ,
Trung tâm tư vấn du học
§
Dịch vụ tư vấn Hợp đồng
§
Dịch vụ Tư vấn thường xuyên cho doanh
nghiệp
Trên đây là một số thông
tin Công ty Tư vấn Khánh An đưa đến Qúy khách hàng. Cần tư vấn thêm , Qúy khách
hàng vui lòng liên hệ:
Ø
Hotline: 02466.885.821 hoặc
096.987.7894
Ø
Email: info@Khanhanlaw.net
Ø
Hoặc để lại thông tin trên Website,
Chúng tôi sẽ liên hệ lại Qúy khách hàng.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới
cho Qúy khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã
mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.