Tranh chấp hợp đồng thương mại là điều không ai mong muốn xảy ra. Tuy nhiên khi gặp phải tranh chấp không thể giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải thì Toà án hay Trọng tài là cơ quan tốt nhất để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại. Bạn sẽ tìm được câu trả lời qua bài viết dưới đây:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
II. CÁC TRANH CHẤP THƯỜNG GẶP
Tranh chấp hợp đồng thương
mại là việc một hoặc các bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện
không đúng theo thoả thuận giữa các bên được quy định trong hợp đồng thương mại.
Các dạng tranh chấp thường gặp:
III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TẠI TRỌNG TÀI
Để có thể đưa vụ việc
tranh chấp ra Trọng tài giải quyết thì cần phải có thoả thuận trọng tài và
thoả thuận trọng tài này không thuộc trường hợp vô hiệu hoặc không thể thực hiện
được theo luật trọng tài thương mại. Thoả thuận trọng tài có thể được lập
trước hoặc sau khi có tranh chấp xảy ra. Thoả thuận trọng tài có thể được quy định
thành một điều khoản trong hợp đồng thương mại hoặc dưới hình thức văn bản thoả
thuận riêng.
IV. TOÀN ÁN HAY TRỌNG TÀI?
STT
|
Tiêu chí
|
Toà án
|
Trọng tài
|
1
|
Thủ tục
|
Phức tạp Trình tự thủ
tục phải tuân theo các quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự do Quốc hội ban hành
|
Linh hoạt, đơn giản
Giải quyết tại trung tâm
trọng tài, thủ tục sẽ do trung tâm trọng tài đó ban hành.
Giải quyết tại trọng tài
vụ việc: các bên có thể tự thoả thuận thủ tục trong thoả thuận trọng tài.
|
2
|
Chi phí
|
Thấp hơn Trọng tài
Giá thấp nhất 3 triệu
|
Cao hơn Toà án
Giá thấp nhất 16,5 triệu
(VIAC)
|
3
|
Bảo mật thông tin
|
Thấp hơn Trọng tài
Nguyên tắc xét xử công
khai
|
Cao hơn Toà án
Các phiên họp giải quyết
tranh chấp không được tổ chức công khai và chỉ có sự tham gia của các bên nhận
được quyết định
|
4
|
Thời gian giải quyết vụ
việc
|
Lâu hơn Trọng tài
Một vụ việc có thể trải
qua các cấp xét xử như: sơ thẩm, phúc thẩm, Giám đốc thẩm/tái thẩm
|
Ngắn hơn Toà án
Chỉ qua 1 cấp giải quyết
|
5
|
Năng lực chuyên môn giải
quyết vụ việc
|
Chuyên môn hoá thấp hơn
Trọng tài
Thẩm phán không chỉ giải
quyết tranh chấp thương mại còn có lao động, dân sự,…
|
Chuyên môn hoá cao hơn
Toà án
Trọng tài viên có kiến
thức chuyên sâu về thương mại để giải quyết tranh chấp thương mại
|
6
|
Tính cưỡng chế
|
Phán quyết của Toà án có
tính cưỡng chế thi hành bắt buộc
|
Phán quyết của Trọng tài
phụ thuộc nhiều vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp. Hết thời hạn thi hành
phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành
và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định pháp luật, bên
được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành
án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
|
7
|
Tính chung thẩm của phán
quyết
|
Phán quyết của toà án cấp
dưới có thể bị Toà án cấp trên huỷ bỏ
|
Phán quyết của Trọng tài
có tính chung thẩm
|
KHÁNH AN là đơn vị tư vấn uy tín trong lĩnh vực hợp đồng, tranh chấp hợp đồng thương mại. Quý khách hàng
có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay cho Khánh An để được hỗ
trợ.
UY TÍN –
CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho quý khách. Rất mong
nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho Khánh An để chúng tôi
có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
CÔNG TY
TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Số 227 Hoàng Thừa
Vũ, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc
096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/