Trong giai đoạn mở cửa và hội nhập của Việt Nam đối với nền kinh tế quốc tế, lượng lớn người lao động là người nước ngoài đã được chào đón từ phía chính phủ Việt Nam để gia tăng chất lượng nhân lực, thúc đẩy các doanh nghiệp có thể phát triển một cách thuận lợi nhất. Cũng như người lao động mang quốc tịch là người Việt Nam, các doanh nghiệp có người lao động là người nước ngoài cũng rất quan tâm tới vấn đề bảo hiểm xã hội. Hãy cùng Khánh An tìm hiểu về đối tượng áp dụng và các giấy tờ, hồ sơ xin tham gia và cấp, xoay quanh vấn đề bảo hiểm xã hội cho người lao động là người nước ngoài.
Nội
dung tư vấn
I. Cơ sở pháp lý.
- Luật bảo hiểm xã hội 2014;
-
Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ
sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước
ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Luật lao động 2019;
- Quyết định 222/QĐ-BHXH;
- Quyết định 505/QĐ-BHXH;
- Quyết định 1040/QĐ-BHXH.
II. Đối tượng
lao động là người nước ngoài được áp dụng.
Căn cứ
theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP về những đối tượng là người nước
ngoài lao động tại Việt Nam bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội:
- Công dân là người nước ngoài lao động tại Việt
Nam đang sở hữu giấy phép lao động, chứng chi hoặc giấy phép hành nghề được cấp
bởi các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
- Người nước ngoài có ký kết hợp đồng lao động có
thời hạn tối thiểu 01 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn với đơn vị sử dụng
lao động ở Việt Nam.
- Công dân nước ngoài vẫn nằm trong độ tuổi lao động,
chưa đến tuổi về hưu: cụ thể là từ đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam; 55
tuổi 04 tháng đối với lao động nữ (theo quy định độ tuổi về hưu của Luật Bảo Hiểm
xã hội 2014).
Người
lao động là người nước ngoài lao động tại Việt Nam không phải tham gia bảo hiểm
xã hội nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lao động nước ngoài là: quản lý, giám đốc điều
hành, kỹ thuật viên, chuyên gia làm việc tối thiểu 12 tháng cho doanh nghiệp nước
ngoài và đã hiện diện tại Việt Nam thì không phải đóng bảo hiểm xã hội, khi di
chuyển nội bộ tại các doanh nghiệp khác.
- Người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu theo quy định
về chế độ hưu trí.
- Lao động là người nước ngoài tham gia ký kết,
thỏa thuận nhiều hợp đồng lao động với nhiều đơn vị thì chỉ cần than gia bảo hiểm
xã hội với đơn vị ký kết, thỏa thuận hợp đồng đầu tiên, còn các đơn vị sau thì
không phải đóng bảo hiểm.
III. Thủ tục và hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động là người nước ngoài.
· Người lao động làm:
1. Người lao động làm tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội ( Theo mẫu TK1-TS, Quyết định số: 505/QĐ-BHXH) và gửi cho đơn vị.
2.
Đơn vị sử dụng lao động tiếp nhận mẫu TK1-TS của
người lao động, nếu có sai sót gì thì hướng dẫn người lao động sửa kịp thời
·
Doanh nghiệp hoặc Người sử dụng lao động làm:
1.
Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin
BHXH, BHYT (Theo Mẫu TK3-TS, Quyết định số: 505/QĐ-BHXH)
2.
Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Theo mẫu D02-LT, Quyết định số
1040/QĐ-BHXH)
3. Bảng kê khai thông tin (Theo mẫu D01-TS)
·
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội:
1. Hồ sơ bao gồm: Mẫu TK1-TS, Mẫu TK3-TS, Mẫu D02-LT, Mẫu D02-TS (1 bộ)
- Đơn vị có trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào, thì
sẽ đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó.
- Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại nơi cấp
giấy phép kinh doanh cho chi nhánh đó.
2.
Hình thức nộp hồ sơ
- Qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH
cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công các cấp;
- Qua giao dịch điện tử đối với đơn vị sử dụng
lao động: lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt
Nam hoặc qua tổ chức I-VAN.
3.
Thời hạn nộp: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
giao kết hợp đồng lao động.
·
Thời hạn xét duyệt của cơ quan bảo hiểm xã hội:
- Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ theo
quy định.
* Lưu
ý:
- Bắt đầu từ năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được
thay thế toàn bộ bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
- Việc cấp sổ bảo hiểm xã hội là để thuận lợi cho
việc theo dõi, đóng, hưởng, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội.
IV. Dịch vụ thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ tại Khánh An Consultant.
ü Tư vấn hành lang pháp lý về chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ;
ü Soạn hồ sơ đẩy đủ, đúng quy định;
ü Thay mặt Quý khách hàng nộp hồ sơ đến các cơ quan liên quan;
ü Theo dõi tiến trình hồ sơ và xử lý vấn đề phát sinh nếu có;
ü Nhận kết quả, thông báo và bàn giao hồ sơ cho Quý khách hàng;
ü Tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan.
Tham khảo: Quy định về cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Đóng
bảo hiểm xã hội như thế nào khi làm việc cùng lúc ở hai công ty?
UY TÍN
– CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho quý khách. Rất mong nhận được phản
hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho Khánh An để chúng tôi có thể phát triển
tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Số 227 Hoàng Thừa Vũ, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà
Nội
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: info@khanhanlaw.net
Website: https://khanhanlaw.com/