Hiện nay, nhu cầu hội nhập phát triển nên người lao động nước
ngoài vào làm việc ở Việt nam ngày càng nhiều . Và giấy phép lao động đối với
người nước ngoài vào làm việc tại Việt nam được xem là cơ sở pháp lý đảm bảo đủ
điều kiện để người lao động được làm việc hợp pháp tại Việt nam.
Để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, doanh nghiệp cần
thực hiện qua các bước như sau:
1.
Cơ sở pháp lý:
-
Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
-
Nghị định số 11/2016/NĐ-CPngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
-
Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH.
2.
Nội dung tư vấn:
1.
Điều kiện cấp giấy
phép lao động
Trước hết để được cấp Giấy phép lao động thì công dân nước ngoài
không thuộc các trường hợp quy định về người lao động nước ngoài không thuộc
diện cấp Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.
Theo căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài vào
làm việc tại Việt Nam điều kiện để được cấp giấy phép lao động bao gồm:
1. Có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Có sức khỏe phù hợp
với yêu cầu công việc.
3. Là nhà quản lý,
giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
4. Không phải là người
phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt
Nam và pháp luật nước ngoài.
5. Được chấp thuận
bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động
nước ngoài.
2. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự
kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó
phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Bước 2: Xin cấp công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài
Doanh nghiệp muốn tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm
việc phải lập báo cáo, giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài; và xin
công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài.
Hồ sơ gồm:
·
Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh
nghiệp;
·
Bản sao giấy phép con của doanh nghiệp (nếu có);
·
Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động tại doanh nghiệp.
Cơ quan tiếp nhận: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh/thành
phố nơi người nước ngoài làm việc.
Bước 3: Xin giấy phép
lao động cho người nước ngoài
Sau khi có công văn chấp thuận của Sở Lao động, Thương Binh và
Xã hội; doanh nghiệp nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Hồ sơ gồm:
·
Công văn chấp thuận sử dụng lao động ngước ngoài (kết quả
bước 1);
·
Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của doanh nghiệp;
·
Phiếu lý lịch tư pháp của người nước ngoài; (Trường hợp
người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do
Việt Nam cấp);
·
Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày
cấp đến ngày nộp hồ sơ.
·
Giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của
nước ngòaai hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ
ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
·
(Trường hợp khám tại Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp do
cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.)
·
Văn bản xác nhận trình độ chuyên môn: Chứng chỉ; bằng đại học
(tùy trường hợp);
·
Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên
gia hoặc lao động kỹ thuật:
- Văn bản chứng minh là chuyên gia theo quy định tại khoản 4 Điều
10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP là một trong các giấy tờ sau:
+ Văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp tại nước ngoài, bao gồm: tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác nhận;
thông tin về chuyên gia: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch và ngành
nghề của chuyên gia phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài
dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
+ Giấy tờ chứng minh theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị
định số 11/2016/NĐ-CP.
- Văn bản chứng minh là lao động kỹ thuật quy định tại khoản 4
Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, bao gồm:
+ Giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp tại nước ngoài về việc đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc
chuyên ngành khác với thời gian ít nhất 01 năm phù hợp với vị trí công việc mà
người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
+ Giấy tờ chứng minh đã có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc
trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động
nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam.
·
Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (toàn bộ các
trang).
·
02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn
thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến
ngày nộp hồ sơ.
Lưu ý về tài liệu:
Các giấy tờ, tài liệu do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa
lãnh sự đầy đủ.
Thời hạn của giấy phép lao động: Tối đa là 02 năm (thời
gian phụ thuộc văn bản chấp thuận) và có thể gia hạn.
Bước 4: Thời hạn được cấp
giấy phép là 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Bước 5: Sau khi người lao
động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người
lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định
của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng
lao động.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao
động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Lưu ý:
+ Doanh nghiệp có người lao động nước ngoài làm việc phải thực
hiện cơ chế báo cáo định kỳ theo quy định;
+ Thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật Việt Nam.
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về thủ tục xin giấy
phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ, Hãy
liên hệ ngay cho chúng tôi Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline:
02466 885 821 hoặc 096 987 7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net.
UY TÍN- CHẤT LƯỢNG-
HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng
tôi mang tới cho các Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi
rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh an phát triển như ngày hôm nay.