Sau khi thời điểm thừa kế được mở, để người được nhận thừa kế có thể được chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người mất thì cần phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc thủ tục thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Vậy, thủ tục khai nhận di sản thừa kế cần phải có những giấy tờ gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Khánh An về thủ tục này nhé:
I. Căn cứ pháp lý
· Bộ luật dân sự năm 2015;
· Luật Công chứng năm 2014.
II. Nội dung tư vấn
1. Các trường hợp khai nhận di sản theo thừa kế
· Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật.
· Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.
2. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế
· Phiếu yêu cầu công chứng.
· Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật.
· Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
· Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản.
· Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu là con của người của người để lại di sản).
· Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có).
· Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế.
· Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…
· Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…
Quý khách tham khảo thêm bài viết về di sản thừa kế sau:
F Điều kiện bán đất là di sản thừa kế
3. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện
· Phòng công chứng; hoặc
· Văn phòng công chứng
4. Trình tự thực hiện thủ tục
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để tổ chức hành nghề công chứng tiến hành thủ tục.
Bước 2: Niêm yết công khai việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.
Bước 3: Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ, soạn thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Bước 4: Ký chứng nhận và trả kết quả.
Lưu ý:
· Nếu di sản có cả bất động sản và động sản hoặc chỉ có bất động sản thì phải niêm yết tại UBND nơi người để lại di sản thường trú và nơi có đất (nếu nơi có đất khác nơi thường trú của người này).
· Nếu di sản chỉ có động sản, trụ sở tổ chức hành nghề công chức và nơi thường trú/nơi tạm trú cuối cùng của người để lại di sản không cùng tỉnh, thì có thể đề nghị UBND cấp xã nơi người để lại di sản thừa kế thường trú/tạm trú niêm yết.
________________________
Trên đây là tư vấn về Thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Rất mong được hỗ trợ các Quý khách hàng.
Quý khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua điện thoại!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: info@khanhanlaw.net
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@khanhanlaw.net.
Khánh An là một công ty tư vấn tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và Đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi qua website: khanhanlaw.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 02488.821.921 hoặc 096.987.7894.