Câu hỏi :
Bà tôi có một mảnh đất hiện chú tôi đang ở đó. Lúc bà mất không có để lại di chúc gì cả. Bà có mình ba tôi và chú tôi thôi. Cho hỏi mảnh đất ấy giờ phải giải quyết như thế nào? Nếu ba tôi không muốn ở mảnh đất đó và nhường lại cho chú tôi thì có được không? Ngoài ra, bà tôi trước khi mất còn nợ gần 50 triệu tiền bà vay để chữa bệnh khi còn sống thì ai là người phải trả số nợ đó vậy?
Nội dung tư vấn
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn luật của Công ty tư vấn Khánh an. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm như sau:
1.Căn cứ pháp lí
– Bộ Luật Dân Sự năm 2015.
2.Giải đáp thắc mắc
– Thứ nhất về việc chia thừa kế:
Do bà bạn mất mà không để lại di chúc nên mảnh đất nói trên sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 của Bộ luật dân sự 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Theo đó, mảnh đất sẽ chia đều cho hai người con của bà là bố bạn và chú bạn theo quy định của pháp luật.
– Thứ hai về việc từ chối nhận di sản thừa kế:
Dù ở bất kỳ khía cạnh nào, người được hưởng di sản thừa kế đều được pháp luật bảo vệ khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.
Như vậy, việc nhận di sản được pháp luật xác định là quyền, không ai có thể bị buộc phải nhận di sản, nếu không muốn. Vì thế, từ chối nhận di sản cũng được xem là quyền tự do ý chí của người thừa kế.
Nếu bố của bạn không muốn ở mảnh đất đó mà muốn nhường lại cho chú bạn thì bố bạn có thể từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 620 BLDS 2015:
“Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”
Việc từ chối nhận di sản thừa kế chỉ được thực hiện trong một thời gian nhất định bởi lẽ việc từ chối này còn liên quan trực tiếp đến quyền lợi của những người thừa kế khác. Pháp luật quy định việc từ chối bắt buộc phải được thiết lập bằng hình thức văn bản. Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có thể được cơ quan công chứng chứng nhận hoặc UBND chứng thực nếu có yêu cầu của người từ chối nhận di sản thừa kế nhưng không phải là trình tự bắt buộc.
Như vậy, bố bạn cần soạn thảo một văn bản từ chối nhận di sản thừa kế để gửi đến người thừa kế khác là chú bạn và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản. Và cần phải soạn thảo và gửi trước thời điểm phân chia di sản. Văn bản này không nhất thiết phải được công chứng, chứng thực.
-Thứ ba, về nghĩa vụ tài sản của người chết:
Quy định về những người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi mà người vay tiền chết theo Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Vì vậy chú bạn và bố bạn có nghĩa vụ như nhau trong việc trả khoản nợ gần 50 triệu của bà trong phạm vi di sản mà bà để lại.
Tuy nhiên bố bạn đã soạn thảo văn bản từ chối nhận di sản thừa kế do đó căn cứ theo khoản 3 điều 615 nghĩa vụ tài sản do bà của bạn để lại đối với bố bạn không vượt quá phần tài sản bố bạn đã nhận được. Như vậy bố bạn sẽ không có đồng nghĩa vụ trả khoản nợ nói trên với chú của bạn.
Tóm lại để tránh được các rắc rối pháp lý phát sinh sau này bố bạn cần làm văn bản từ chối nhận di sản thừa kế trước thời điểm phân chia sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về ” Từ chối nhận di sản thừa kế” hi vọng sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của Bạn.Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc hay cần tư vấn hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net