Để có thể mở cơ sở đào tạo lái xe ô tô thì cơ sở đào tạo đó cần phải đáp ứng một số điều kiện về cơ sở vật chất, đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy lái xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật… Và sau khi hoàn thành xây dựng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật, cơ sở đào tạo lái xe ô tô cần nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô để có thể đi vào hoạt động. Mời Quý khách tham khảo bài viết của Khánh An sau đây về Thủ tục xin cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô.
I. Căn cứ pháp lý
· Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe
II. Nội dung tư vấn
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô
- Cơ sở đào tạo thuộc cơ quan Trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao: Cục Đường bộ Việt Nam
- Cơ sở đào tạo do địa phương quản lý: Sở Giao thông vận tải
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô
- Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe.
- Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
F Quý khách tham khảo thêm bài viết về Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
3. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy lái xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
________________________
Trên đây là tư vấn về Thủ tục xin cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô. Rất mong được hỗ trợ các Quý khách hàng.
Quý khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua điện thoại!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: info@khanhanlaw.net
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@khanhanlaw.net.
Khánh An là một công ty tư vấn tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và Đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi qua website: khanhanlaw.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 02488.821.921 hoặc 096.987.7894.